Affichage des articles dont le libellé est Trí thức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trí thức. Afficher tous les articles

samedi 13 avril 2024

Võ Xuân Sơn - Lập đàn cầu mưa

 

Từ trước giờ tôi vẫn nghĩ có gì đó không ổn trong giới trí thức ở Việt Nam. Nhưng tôi không biết là gì.

Hôm nay, đọc được một văn bản của ông Tiến sĩ Giám đốc trung tâm Dịch thuật và Khoa học Công nghệ, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tôi mới sáng tỏ được chút ít.

Đó là công văn số 242024/CV-CTCS ngày 02/04/2024, gởi Chi cục Thủy lợi TP HCM. Công văn này giới thiệu một người có khả năng cầu mưa cho các tỉnh phía Nam. Ngoài việc giới thiệu nhân vật có khả năng đặc biệt này, công văn nhiều lần khẳng định là họ chưa kiểm chứng khả năng đó, không khẳng định, và không phủ định rằng người họ giới thiệu có khả năng cầu mưa.

Lưu Nhi Dũ - Cầu mưa ?

Học tới tiến sĩ như ông Nguyễn Hoàng Điệp mà còn tin lập đàn cầu được mưa ?

Ông tiến sĩ này giới thiệu cho TPHCM, các tỉnh miền Tây đang hạn hán một vị “hô phong hoán vũ” để làm mưa cứu dân”!

Trời, tới thế kỷ của AI mà vị tiến sĩ này còn mê mê đến cỡ đó sao!

mercredi 3 avril 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Gặp học giả Trần Văn Chánh

 

Chiều hôm qua tôi có dịp gặp lại học giả Trần Văn Chánh trong một không gian rất thoáng.

Anh Chánh chính là người soạn cuốn đại từ điển Hán - Việt. Đây là công trình tự điển Hán - Việt lớn nhứt được xuất bản 80 năm sau bộ “Hán Việt Tự Điển” của Thiều Chửu (NXB Đuốc Tuệ, 1942). Từ điển có 12.000 đơn vị tự, nhiều nhứt so với các tự - từ điển Hán-Việt đã có từ trước tới nay.

Đại từ điển Hán - Việt là một nguồn tham khảo của nhiều thế hệ học tiếng Việt và tiếng Hoa. Tôi cũng dùng từ điển này mà không biết Trần Văn Chánh mình quen bấy lâu nay chính là tác giả. Thật là một sơ suất.

samedi 30 mars 2024

Nguyễn Đắc Kiên - Trí thức hay nô bộc ?

 

Đọc cùng lúc các cuốn giáo trình luật của giáo sư Vũ Văn Mẫu (xuất bản ở Sài Gòn những năm 1960-1970) và các cuốn giáo trình của một đại học được coi là hàng đầu về luật ở TP.HCM (*) bây giờ, chưa cần đi sâu vào nội dung, nhìn vào tâm thế người viết thôi, tôi đã có thể chỉ ra một sự khác biệt rõ rệt.

Trong khi với những người như giáo sư Vũ Văn Mẫu, Hiến pháp 1956, 1967, cũng như các sắc luật khác, của Việt Nam Cộng Hòa, là đối tượng phê phán trong các bài giảng về pháp luật, mà ở đó, các giáo sư đại học như những vị thần linh trong ngôi đền thiêng khoa học chỉ tay phán xét công việc của người phàm (chính quyền).

Thì ngược lại, với “các giáo sư đại học ngày nay” (**) (trong các cuốn giáo trình luật mà tôi đã đề cập ở trên), các bản Hiến pháp, các sắc luật, kể cả các chủ trương, chính sách của chính quyền, lại như những cuốn thánh kinh. Mà ở đó, các thạc sĩ, tiến sĩ, các nhà khoa học của chúng ta, chỉ có thể len lén nhìn vào. Rồi có trót lỡ nhận ra điểm nào sai quấy thì cũng phải hết sức nhẹ nhàng và mềm mỏng, thưa thốt lên (đấng tối cao “chính quyền”) rằng, có lẽ đó chỉ là “khiếm khuyết của lịch sử”.

mercredi 27 mars 2024

Nguyễn Tường Minh - Nguyên Thủ Quốc Gia

 

Trên thế giới, có thể nói “nghề nghiệp” đặc biệt nhất chính là làm Nguyên Thủ Quốc Gia.

“Nghề nghiệp” này không do chúng ta chọn, khi sinh ra thì không có bất kỳ ai biết mình sẽ làm Nguyên Thủ Quốc Gia. Người ta có thể sinh ra làm một Hoàng tử, làm một Thái tử, con Vua hoặc thậm chí làm Vua… nhưng không có ai ngay lập tức trở thành Nguyên Thủ Quốc Gia. Một người có thể quyền cao chức lớn nhưng rất khó trở thành một Nguyên Thủ Quốc Gia đúng nghĩa.

“Vua, Hoàng Đế, Tổng Thống, Tổng Bí Thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Thống đốc…” đều là những chức vụ, danh xưng cao quý trong phân công chức vụ một người giữa thể chế, triều đại quốc gia. Nhưng Nguyên Thủ Quốc Gia mới chính là trọng trách của một người được công nhận làm đại diện cho cả quốc gia và dân tộc trước bạn bè thế giới.

mardi 12 mars 2024

Hoàng Dũng - Michel Ferlus

 

Trong một cuộc hội thảo tổ chức tại Viện Ngôn ngữ học Hà Nội, thầy Đoàn Thiện Thuật kéo tay tôi đến trước mặt nhà ngữ học Michel Ferlus nói mấy lời giới thiệu.

Lúc đó, Michel Ferlus vừa xuất bản công trình nổi danh "Spirantisation des obstruantes médiales et formation du système consonantique du vietnamien", sau được thầy Hoàng Tuệ dịch đăng trên tạp chí Ngôn ngữ.

Tôi lúng túng, lí nhí nói những gì mà bây giờ, sau mấy chục năm, thú thật đã quên mất. Kẻ mới bước chân vào con đường nghiên cứu là tôi, trước một tượng đài lừng lẫy như Michel Ferlus, biết ăn làm sao nói làm sao!

lundi 11 mars 2024

Bông Lau - Krystyna Pyszková

 

Là tên của cô sinh ziên luật khoa của đại học Charles University, thủ đô Prague, Cộng hòa Tiệp.

Nàng được 25 cái xuân xanh. Chi tiết cá nhân thấy đề cao 1.81 mét nhưng không ghi trọng lượng, nhưng nhìn hình thấy chắc là nhẹ hều.

Krystyna Pyszková sinh trưởng ở thị trấn Třinec chỉ có 30 ngàn dân, cách 20 km là biên giới Ba Lan. Có thể đoán mò rằng gốc của nàng là một cô gái đồng quê cao gơ thiệt thà chất phác truyền thống chăng?

lundi 19 février 2024

Lê Học Lãnh Vân - Nỗi oan thế kỷ

 

Giữa những ngày mùng Tết, đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký trong loạt phim hoạt hình “Khát vọng non sông”. Truớc đó, hai tập phim này cũng bị loại bỏ bởi đài truyền hình Cần Thơ.

Sự loại bỏ này, nhìn từ bên ngoài, giống như sự tiếp nối của hành động cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của nhà biên soạn uy tín Nguyễn Đình Đầu!

Cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký thật có những điều khiến nhiều người thảo luận. Nhìn chung người đời sau xét ông trên hai phương diện: phương diện học thuật và phương diện chính trị. Dù có quan điểm của riêng mình, bài viết này không chủ ý trình bày quan điểm đó mà tìm hiểu về thái độ của xã hội đối với các quan điểm khác nhau về ông.

lundi 29 janvier 2024

Trần Thanh Cảnh - Đọc "Một khoảng nối dài Việt Nam Cộng Hòa"

 

Phải nói luôn là tôi mất khoảng hai tháng, vật vã mới đọc xong cuốn sách này.

Một cuốn hoàn toàn khác phong cách hấp dẫn của Tạ Chí Đại Trường trong "Lịch sử nội chiến Việt Nam" "Chuyện phiếm Sử học", những cuốn mà tôi thích.

Đọc "Một khoảng nối dài Việt Nam Cộng Hòa", có lúc cảm thấy như đang đọc "Bất khuất" xưa của Nguyễn Đức Thuận: những mô tả về trại cải tạo không khác gì mấy những trang về "địa ngục trần gian Côn Đảo" khi xưa. Lại nữa, đọc sách ông Trường, thấy có cả tuổi trẻ của mình bị bỏ đói, rét khốn khổ vật lộn kiếm miếng ăn thêm trên miền biên viễn để mà tồn tại.

vendredi 26 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Dành cho quê hương

 

Sáng nay Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tổ chức giới thiệu Bộ sưu tập tranh của danh họa Lê Bá Đảng do vợ chồng nhà phê bình nghệ thuật - văn học Thụy Khuê tặng.

Khi biết nhã ý của vợ chồng nhà văn Thụy Khuê muốn bộ sưu tập tranh nghệ thuật hơn 230 bức của Lê Bá Đảng gửi tặng quê hương, ông Phan Nguyễn Như Khuê trưởng ban Tuyên giáo thành ủy TP.HCM cùng ông Trần Thế Thuận giám đốc sở Văn hóa Thông tin đã bay qua Paris trực tiếp trao đổi với vợ chồng bà Thụy Khuê, để Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM được tiếp nhận di sản mỹ thuật này.

Và hôm nay TP.HCM đã tổ chức buổi ra mắt tranh Lê Bá Đảng do ông bà Thụy Khuê tặng rất trang trọng. Ông chủ tịch Phan Văn Mãi gửi lẵng hoa chúc mừng. Ông Dương Anh Đức phó chủ tịch thành phố cùng vợ chồng bà Thụy Khuê cắt băng khánh thành.

mardi 2 janvier 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Tản mạn đầu năm: Ai là trí thức?

 

Hôm nọ, tôi thấy một buổi lễ có nhan đề 'Vinh danh trí thức trẻ'. Mỗi lần thấy mấy chữ này là tôi cứ tự hỏi 'ai là trí thức'?

Tôi là một giảng viên đại học và cũng là một người làm nghiên cứu khoa học, mà lại hay viết báo, nên bạn bè xem tôi là 'trí thức'. Nhưng thú thiệt, tôi không biết cái danh xưng đó có nghĩa là gì. Trong những buổi tán gẫu chuyện đời, bạn bè tôi ở Úc có khi nói ngẫu nhiên 'ông là trí thức', và tôi thường hỏi lại "nếu tôi là trí thức, vậy ông là gì? Là 'trí ngủ' hả"? Và, từ trong thâm tâm tôi cũng không dám nhận mình là bậc trí thức vì không hiểu rõ ý nghĩa của danh từ đó.

Thành ra, tôi ngạc nhiên khi thấy trong các hội nghị khoa học ở trong nước người ta tự xem mình là bậc trí thức. Ban tổ chức hội nghị thường hay tổ chức những buổi lễ vinh danh những người đó. Thỉnh thoảng người ta còn cho danh xưng 'trí thức trẻ', làm tôi tự hỏi 'vậy ai là trí thức ... già?'. Nghĩ chơi vậy thôi.

samedi 16 décembre 2023

Kim Văn Chính - Kỹ sư công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung đã sang Đức tị nạn

Tôi có đôi lần gặp hoặc nhìn thấy Nguyên Tiến Trung cách đây khoảng 10 năm, chủ yếu ở các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông hoặc trong các hoạt động của các "nhà dân chủ" hồi đó.

Anh là một thanh niên nhiệt huyết và thẳng thắn, nhất là với tinh thần đấu tranh cho một nền dân chủ cho nước nhà.

Từ hồi học công nghệ thông tin bên Pháp (cấp đại học và thạc sĩ), anh đã có nhiều hoạt động dân chủ đáng chú ý.

jeudi 30 novembre 2023

Trần Vương Thuận - Một nhà sư hiện sinh

 

Nay nhục thân của thầy Tuệ Sỹ đã về nơi trà tỳ, rồi thành tro bụi, tất nhiên. Nhưng tro bụi không mất, tro bụi sẽ tuần hoàn, miên tục, trong các hình thái khác, ở cõi ta bà này.

Tôi chỉ tiếp xúc với ngài Tuệ Sỹ qua sách vở, những trước tác, dịch phẩm, luận giải của ông. Và vì thế, nghĩ về ông, tôi thường tiếc 17 năm tù đày của ông.

Thời gian ấy, khi sức làm việc đang ở kỳ sung mãn, có thể nếu có các điều kiện làm việc đơn giản nhất, có lẽ những người thụ hưởng như tôi đã có nhiều hơn những ngón tay chỉ trăng, có nhiều hơn một người bạn chữ để song thoại, tư ghì.

Lê Học Lãnh Vân - Ngã nguyện vô cùng

 

Việc Thầy Tuệ Sỹ viên tịch làm dậy sóng cõi mạng. Lớp lớp sóng Tiếc Thương, sóng Yêu Kính, sóng Từ Bi, sóng Tỉnh Thức…

Vậy thì, sự ra đi của Thầy là một sự kiện văn hóa, một sự kiện văn hóa lớn. Lớn tới độ nó dằn được các ồn ào của những của dư luận xốc nổi thường xảy ra trên công luận tại Việt Nam. Và nó dẫn dắt sự cao khiết, tĩnh lặng, thâm sâu.

Vậy mà truyền thông chính thống, nhìn chung, không đưa tới công chúng tin tức đẫm tính văn hóa này.

Nguyễn Thông - Thời gian

Thời gian là thứ tài sản vô giá ai cũng có, chỉ có điều nó được sử dụng như thế nào.

Gần 500 đại biểu quốc hội được thể chế tự nhận là tinh hoa của đất nước, dành rất nhiều thời gian để bàn chuyện đấu giá biển số xe, đặt tên cái thẻ tùy thân là gì...

Thì thời gian bị biến thành rác, thậm chí không bằng rác bởi rác vẫn có ích (bón cây, đốt làm ra điện...).

lundi 27 novembre 2023

Nguyễn Gia Việt - Sức ảnh hưởng của một vị chân tu

 

Chỉ có hai tờ báo mạng Tuổi Trẻ và Giác Ngộ đưa tin Đại Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch. Mà Giác Ngộ là của bên Phật giáo, vị chi truyền thông chỉ có Tuổi Trẻ.

Truyền thông Việt Nam rất giỏi, rất siêng đưa tin anh diễn viên này làm đám cưới anh ca sĩ kia, anh nào ôm bông cô dâu. Rồi anh công an này gặp tai nạn, khi tỉnh lại kêu tên ai trước. Siêng năng tả nồi "nước dùng" hủ tíu, tả cảnh người ăn húp "sồn sột" ra làm sao.

Nhưng đưa tin một vị học giả Phật giáo uyên bác qua đời thì không, vì nhiều lẽ.

samedi 25 novembre 2023

Nguyễn Viện - Thích Tuệ Sỹ, một hành giả vô úy giữa trần gian sầu lụy

 

Mặc dù đã được tiên liệu, nhưng sự viên tịch của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vẫn tạo ra một xúc động lớn với những ai quan tâm đến Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn phức tạp này.

Riêng với thày Tuệ Sỹ không chỉ là một vị lãnh đạo tinh thần đáng kính của giáo hội Phật giáo Thống nhất, thày còn là một thi sĩ tài hoa, một học giả uyên  bác.

Với cá nhân tôi, tôi thành thật kính ngưỡng một khí phách đã trở nên hiếm có trong thời đại chúng ta. Đó là tinh thần vô úy không khoan nhượng, không thỏa hiệp với cái xấu, cái ác của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.

Đỗ Duy Ngọc - Ngài Thích Tuệ Sỹ

 

Có một vị chân tu với thân hình gầy gò, khắc khổ nhưng đôi mắt sáng tinh anh. Đôi mắt của ngài như nhìn thấu suốt những điều sâu xa nhất, sâu thẳm nhất của Triết học Phật Giáo.

Học giả Đào Duy Anh đã từng cho rằng ngài là viên ngọc quý của Phật Giáo Việt Nam. Ngài là vị Thiền sư thông tuệ Phật học. Ngài còn là người thấu hiểu tận cùng Triết học Đông Tây. Ngài lại là một thi sĩ, một nghệ sĩ đích thực. Những vần thơ của ngài vang lên trong cõi tịch mịch của đất trời, trong nhiễu nhương ly loạn.

Thi sĩ khinh bạc Bùi Giáng, từng thốt lên: "Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:

vendredi 24 novembre 2023

Mạnh Kim - Tuệ Sỹ, buông tay nơi vách núi

 

Không có ngôn từ nào đủ để miêu tả chính xác và đầy đủ về chân dung một người nhỏ thó về ngoại hình, nhưng quá khổ về tầm vóc của Thầy Tuệ Sỹ.

Thầy không chỉ là một nhà tu. Thầy là một nhân vật văn hóa vĩ đại với dấu ấn vĩ đại trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Thầy là nhà thơ, Thầy là nhà văn, Thầy là nhà nghiên cứu Phật học, Thầy là triết gia, Thầy là thiền sư, Thầy là giảng sư của nhiều thế hệ…

Thầy là một người rất Việt Nam, một con người phi thường, một nhân vật ngoại hạng. Tất cả những gì được tích lũy trong con người bình dị này đều do tự học. Thầy tự học tiếng Phạn, tự học chữ Hán, tự học dương cầm… Chỉ có một trí tuệ siêu việt khác thường mới có thể lãnh hội ít nhất 12 ngôn ngữ với trình độ thông thạo tuyệt luân.

mercredi 15 novembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Nhớ anh Nghiêm Xuân Hải

Những ngày mới qua Pháp tôi được anh Nguyễn Thới Lai, ngành Hóa học, dẫn đi đây đó giới thiệu vài người quen và đưa đến sân tennis.

Đang nói chuyện với anh Lai tại sân thì một anh da ngăm đen, tướng bặm trợn, chạy tới hỏi thằng Vân mà Lai nói đây hả? Giời ơi, ốm vậy? Phải mập lên mới đủ sức chịu lạnh. Tôi có một chồng hộp gan béo ngoài xe, chốc lấy về mà ăn!

Ông bạn bặm trợn đó tên Nghiêm Xuân Hải, một người tôi sẽ giao thiệp gắn bó nhiều trong thời gian bên Pháp, và để trong tôi nhiều dấu ấn. Một lúc sau anh Lai về trước, anh Hải giữ tôi lại, đưa về tận nơi ở và nhất định bắt phải lấy chồng hộp gan béo. Trên xe anh nói mấy bạn Việt Nam mới qua dễ thương, mà rụt rè quá! Rụt rè khiến mình co lại, mất cơ hội. Tây cũng không thích rụt rè. Người tốt không nói, có những người thấy mình rụt rè lại lấn tới, giành phần mình, ăn hiếp mình.