Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Văn Tuấn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Văn Tuấn. Afficher tous les articles

samedi 13 avril 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Câu chuyện OJ Simpson và xác suất trong tòa án

 

Ngày hôm qua, ngôi sao banh bầu dục và có thời làm tài tử điện ảnh là OJ Simpson (hình) qua đời ở tuổi 76. Câu chuyện của anh ấy cho ra nhiều bài học, trong đó có một bài học về diễn giải xác suất trong tòa án.

Năm 1995, O.J Simpson bị truy tố về tội giết Nicole Brown Simpson (vợ cũ của anh ấy), và Ron Goldman (là bạn trai của vợ cũ anh ấy). Cả hai nạn nhân đều bị phát hiện có nhiều vết dao. Điều đáng ngạc nhiên là tòa án đã kết luận rằng OJ Simpson vô tội trong vụ án. Tuy nhiên, sau này một phiên tòa dân sự kết luận rằng anh ấy phải « chịu trách nhiệm » về cái chết của người vợ cũ.

Đã có nhiều bình luận chung quanh lời tuyên vô tội của tòa án. Người ta bàn về sự thiên vị cảm tính của bồi thẩm đoàn đến sự thiếu năng lực của bên truy tố. Nhưng một vấn đề quan trọng là cách diễn giải xác suất trong phiên tòa.

vendredi 12 avril 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Peter Higgs (1929 - 2024)

Một nhà khoa học thuộc vào hàng « đa đề » trên thế giới vừa từ giã cõi trần ngày hôm qua, nhưng ông để lại cho đời một phát hiện quan trọng mang tên ông: Higgs Boson (Hạt Higgs).

Ông là Peter Higgs, cựu giáo sư vật lý thuộc Đại học Edinburgh và Khôi nguyên Giải Nobel Vật Lý 2013. Đằng sau hào quang Nobel đó là một sự nghiệp khá chông chênh, và là một bài học về phẩm và lượng trong nghiên cứu khoa học.

Ông sanh ra trong một gia đình bậc trung ở Anh, thân phụ làm nghề kỹ sư âm thanh cho đài BBC. Năm 17 tuổi ông theo học toán ở City of London School, và sau đó (1950) tốt nghiệp vật lý từ King College London.  Ông theo học tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Charles Coulson và Christopher Longuet-Higgins, và tốt nghiệp năm 1954.

mercredi 3 avril 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Gặp học giả Trần Văn Chánh

 

Chiều hôm qua tôi có dịp gặp lại học giả Trần Văn Chánh trong một không gian rất thoáng.

Anh Chánh chính là người soạn cuốn đại từ điển Hán - Việt. Đây là công trình tự điển Hán - Việt lớn nhứt được xuất bản 80 năm sau bộ “Hán Việt Tự Điển” của Thiều Chửu (NXB Đuốc Tuệ, 1942). Từ điển có 12.000 đơn vị tự, nhiều nhứt so với các tự - từ điển Hán-Việt đã có từ trước tới nay.

Đại từ điển Hán - Việt là một nguồn tham khảo của nhiều thế hệ học tiếng Việt và tiếng Hoa. Tôi cũng dùng từ điển này mà không biết Trần Văn Chánh mình quen bấy lâu nay chính là tác giả. Thật là một sơ suất.

samedi 30 mars 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Whataboutism: Thói quen ngụy biện

 

Whataboutism là cách viết liền hai chữ what about và thêm ism cho nó ... oai. Whataboutism là một thói ngụy biện có thể hiểu 'Anh cũng vậy thôi.'

Hôm trước, thấy những người tức giận với ông Huấn luyện viên Philippe Troussier cố tình đọc tên ông ấy thành 'Trâu Dê', một anh bạn bình luận rằng viết và nói như vậy là kém văn minh.

Thế nhưng anh ấy lại bị những người khác chỉ trích là viết sai chánh tả tiếng Việt mà đòi sửa lỗi tiếng Pháp của người khác. Đây là một dạng whataboutism vậy: Người ta sai, nhưng anh cũng sai.

mardi 19 mars 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Tiếng Việt thời nay

Hôm nay, tôi nhận được một email của một người Sài Gòn mở đầu bằng chữ “Kính gởi …” (thay vì ‘kính gửi’). Mát dạ ghê nơi! Và, làm tôi có cảm hứng thổ lộ vài tâm tình về tiếng Việt ngày nay.

Tôi là người lớn lên với Tiếng Việt thời trước 1975, tức là Tiếng Việt trong Tự Lực Văn Đoàn của những Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, v.v…Đó cũng là tiếng Việt của các tiền bối như Hoàng Xuân Hãn, Phạm Quỳnh, và sau này là Mai Thảo cùng nhóm tạp chí Bách Khoa lừng danh một thời. Đó cũng chính là Tiếng Việt thời 1945 và sau này được gìn giữ ở trong Nam.

Thời đó, chúng tôi nói và viết Tiếng Việt theo thứ tự tự nhiên. Chẳng hạn như chúng tôi được dạy là 'hôi thúi' (hay 'hôi thối') vì một vật thể khi bị chết đi, nó đi từ 'hôi' mới đến 'thúi.' Chúng tôi nói 'khai triển' (khai trương rồi mới phát triển). Các thầy dạy cho biết đó là cách nói của người Việt được coi là thuận với thiên nhiên.

mercredi 14 février 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Nam Du du ký

 

Hôm nay, mồng Bốn Tết, tôi đi Nam Du. Sẵn dịp ghi lại đôi dòng để gọi là du ký.

Sáng 7 giờ khởi hành từ nhà ra bến tàu, mất khoảng 30 phút. Trên đường đi, xe cộ còn ít vì mới Mồng 4 Tết. Hai bên đường người ta treo cờ khắp nơi. Màu xanh của cây cỏ và những đốm đỏ có vẻ phản diện.

Bến tàu Rạch Giá mới 7 giờ rưỡi sáng nhưng rất bận rộn. Khách đi Phú Quốc và các đảo chung quanh đứng đầy ba bến tàu. Tiếng gọi nhau í ới cùng những tiễn đưa người thân trong bịn rịn, nhìn thấy cảnh này cũng nao lòng. Chợt nhớ những câu thơ của Nguyễn Bính:

mercredi 7 février 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Nghe lại những khúc ca xuân

 

Những ngày này ở Việt Nam những ca khúc xuân vang lên khắp hang cùng ngõ hẻm, làm cho mình dù đang rất bận việc mà lòng cũng rộn ràng. 

Mùa xuân. Chỉ hai chữ đó cũng đủ gợi cho chúng ta một sự mới mẻ và tươi trẻ. Ba ngày Tết đánh dấu một sự khởi đầu mới, một trang sử mới, một tuổi mới. Có lẽ chính vì vậy mà mùa xuân và ngày Tết là cảm hứng của biết bao sáng tác thơ, văn và nhạc.

Nhưng tôi có cảm giác những sáng tác về xuân thời trước 1975 có sức sống rất mãnh liệt so với những ca khúc sau này. Có những ca khúc đã được viết ra từ những 60-70 năm trước mà tới nay vẫn còn được yêu chuộng khi mỗi dịp xuân về.

lundi 29 janvier 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Từ nhà bếp tới Quốc hội

Hôm qua, trong buổi chiêu đãi nhân ngày Quốc Khánh tôi gặp lại bà Toàn quyền và không ngờ bà nhớ tôi! Bà nói “Ông đã đi một đoạn đường dài.” Có lẽ đúng như vậy, nhứt là hành trình đó xuất phát từ cái nhà bếp …

Trong tất cả phỏng vấn của báo chí, trong cũng như ngoài nước, họ xoáy vào cái thời gian tôi làm phụ bếp. Lúc mới tới Úc, tôi làm ‘kitchen hand’, tức phụ bếp ở St Vinnie. Sau này, tôi còn có dịp làm trong nhà bếp của khách sạn 5 sao ‘The Regent’ (nay là Sangri-La) ngay tại Hí viện Opera House. Hôm nay, nhân ngày Quốc Khánh, tôi kể cho các bạn biết cơ duyên nào tôi làm phụ bếp.

Câu chuyện xin việc

vendredi 26 janvier 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Người tị nạn sung sướng nhứt

 

Đúng 42 năm trước vào ngày này (26/01) tôi tới Úc làm người ‘refugee’. Hôm nay, nhân ngày Quốc Khánh Úc, tôi đọc cuốn hồi ký ‘The Happiest Refugee’ (Người tị nạn sung sướng nhứt) của Đỗ Anh cho các bạn thưởng lãm. Đây là tấm gương của một người gốc Việt thành đạt ở Úc.

"Tôi đang lái xe như bay trên Đại lộ Hume với tốc độ 130 km/h. Tôi đã mất kiểm soát một vài lần nhưng tiếng brrrrrr của những dãy phân cách màu trắng giữ cho tôi đi đúng làn xe. Nước mắt tôi dàn dụa làm ướt đẫm cái volant xe, rất trơn trợt. Tôi khóc như mưa.

Liệu ông ấy có nhận ra tôi? Nếu không, tôi sẽ quay đầu và bỏ đi.

mardi 2 janvier 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Tản mạn đầu năm: Ai là trí thức?

 

Hôm nọ, tôi thấy một buổi lễ có nhan đề 'Vinh danh trí thức trẻ'. Mỗi lần thấy mấy chữ này là tôi cứ tự hỏi 'ai là trí thức'?

Tôi là một giảng viên đại học và cũng là một người làm nghiên cứu khoa học, mà lại hay viết báo, nên bạn bè xem tôi là 'trí thức'. Nhưng thú thiệt, tôi không biết cái danh xưng đó có nghĩa là gì. Trong những buổi tán gẫu chuyện đời, bạn bè tôi ở Úc có khi nói ngẫu nhiên 'ông là trí thức', và tôi thường hỏi lại "nếu tôi là trí thức, vậy ông là gì? Là 'trí ngủ' hả"? Và, từ trong thâm tâm tôi cũng không dám nhận mình là bậc trí thức vì không hiểu rõ ý nghĩa của danh từ đó.

Thành ra, tôi ngạc nhiên khi thấy trong các hội nghị khoa học ở trong nước người ta tự xem mình là bậc trí thức. Ban tổ chức hội nghị thường hay tổ chức những buổi lễ vinh danh những người đó. Thỉnh thoảng người ta còn cho danh xưng 'trí thức trẻ', làm tôi tự hỏi 'vậy ai là trí thức ... già?'. Nghĩ chơi vậy thôi.

mardi 26 décembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Những cây cầu miền Tây và nhà tài trợ

 

Là công dân Úc tôi rất vui khi thấy cây cầu Mỹ Thuận 2 được khánh thành ngày hôm qua.

Cầu Mỹ Thuận 2 được thiết kế theo kiểu dây văng, giông giống như Cầu Mỹ Thuận. Cầu Mỹ Thuận 2 rộng 25 m, dài khoảng 1.900 m, với 6 làn xe cao tốc. 

Hai mươi ba năm trước, Chánh phủ Úc tài trợ và thiết kế Cầu Mỹ Thuận. Cầu này dài ~1500 m, và bề ngang cũng 23 m. Lúc đó, Cầu Mỹ Thuận tốn gần 91 triệu AUD, và Chánh phủ Úc tài trợ 2/3. Đây là cây cầu đầu tiên do Úc tặng cho dân miền Tây.

dimanche 17 décembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - “Cộng đồng chia sẻ tương lai” là gì ?

 

Nhiều khi chúng ta phải tìm đến tiếng Anh để hiểu tiếng Việt (và tiếng Hoa).

Mấy hôm nay, chúng ta hay nghe mệnh để “Cộng đồng chia sẻ tương lai”, mà không rõ nó có nghĩa gì. Tôi lờ mờ dịch sang tiếng Anh kiểu ‘’Community of Shared Future’. Hỏi bác sĩ Google thì quả thật tôi dịch cũng khá gần, và vậy là có dịp tìm hiểu.

Mệnh đề này có tên (tiếng Anh) là ‘Community of common destiny for mankind’ (có nghĩa là cộng đồng vận mệnh chung cho nhân loại). Thế nhưng mấy người bên China dịch là ‘một cộng đồng chia sẻ tương lai cho nhân loại’ hoặc ‘cộng đồng nhân loại chia sẻ tương lai.’ Ngày nay, các quan chức China không nói đến ‘vận mệnh’ (destiny) nữa, mà thay vào đó là ‘tương lai’ (future).

jeudi 7 décembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - ‘Tài tử’ trong ‘Đờn ca tài tử’ có phải là nghiệp dư?

 

Trong bài viết luận bàn về câu hỏi trên, anh bạn tôi Tiến sĩ Nguyễn Lê Tuyên lý giải rằng chữ ‘tài tử’ đã bị hiểu sai và dịch sai.

Chúng ta biết rằng Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vài ngày trước, Google Doodle tôn vinh Đờn ca tài tử với tranh minh họa hẳn hoi.

Từ hồi nào đến giờ, tôi vẫn nghĩ ‘tài tử’ là amateur. Amateur thường được xem là thấp hơn professional (chuyên nghiệp). Thành ra, nói ai đó là amateur là một cách nói hạ thấp, không đáng trân trọng.

jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - "Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai"

 

Người viết ra những câu chữ quen thuộc đó đã từ giã chúng ta đi về cõi vĩnh hằng vào ngày 28/11, thọ 87 tuổi. Người đó là Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn được mệnh danh là 'Người tình không chân dung'.

Theo báo Người Việt, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sanh năm 1936 ở Gia Lâm (xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh). Năm 1954 ông di cư vào Nam, và từng có thời làm việc như là một phát thanh viên của Đài Phát Thanh Sài Gòn, phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề nổi tiếng.

Sau 1975, ông bị đi tù cải tạo 10 (?) năm. Cuối năm 1998 ông sang Mỹ định cư và tiếp tục sáng tác. Ông qua đời vào lúc 7 giờ 15 sáng ngày 28/11/2023 tại Nam California. Trước đó (năm 2021) phu nhân của ông, bà Nguyễn Thị Thu Hồng (cũng từng là một phát thanh viên đài Phát Thanh Sài Gòn), qua đời ở tuổi 78.

mardi 28 novembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Nồng độ alcohol cỡ nào là an toàn?

Câu trả lời đơn giản là ... zero. Nhưng dĩ nhiên, mỗi chúng ta đều có một ít alcohol trong máu tạm cho là 'tự nhiên' (chừng 0,01 đến 0,03 mg/100 ml), không phải là do bia rượu mà vì lý do khác. Do đó, câu hỏi quan trọng là nồng độ alcohol bao nhiêu là an toàn cho lái xe.

Câu hỏi này quan trọng và mang tính thời sự ở Việt Nam. Báo chí cho biết có đề nghị giảm nồng độ alcohol trong máu xuống còn 0, và có nhiều đại biểu băn khoăn.

Tôi nghĩ họ băn khoăn là đúng, bởi vì những thảo luận về đề nghị mới này hình như là thiếu tính khoa học và chứng cứ.  Nhưng phát biểu chung chung như 'sau khi uống rượu, bia thường bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm thần và thể chất, đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống khi tham gia giao thông' không thuyết phục được ai vì không có bất cứ một chứng cớ khoa học nào làm cơ sở.

vendredi 6 octobre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Little Sài Gòn hậu Covid

 

Sáng nay đi một vòng Little Saigon để quan sát sự tình. Mừng trong bụng khi thấy đường chánh Bolsa có ‘phụ đề’ là Đại lộ Trần Hưng Đạo. Công của những đồng hương ở đây rất xứng đáng được vinh danh.

Ghé qua một tiệm sách quen thuộc để mua vài cuốn sách, nhưng nhà sách đã đóng cửa ba năm rồi! Ghé qua tiệm của một chị bán sách khác, chị nói ‘tôi bán hết mớ sách này thì tôi cũng đóng cửa luôn.’ Cái không khí chữ nghĩa ở đây coi bộ không tươi tắn mấy.

Lang thang tới tiệm bán băng đĩa ca nhạc mà thấy buồn buồn. Giá một DVD ngày nay chỉ 99 cent, nhưng tôi không biết ai sẽ mua? Ngay cả xe hơi ngày nay cũng chẳng có cái DVD Player. Ngày xưa, giá một DVD lên đến 20 USD. Tôi không biết tiệm này còn cầm cự đến bao lâu.

samedi 30 septembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi

 

Ngày xưa, người rời quê hương bằng ghe/thuyền được thế giới gọi là ‘Boat people’, tức ‘Thuyền nhân’.

Thuyền nhân đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có lẽ là Hoàng tử Lý Long Tường (thế kỷ 12). Thời đó, ông chạy trốn Trần Thủ Độ, và chẳng hiểu sao qua tuốt bên Cao Ly (tức Nam Hàn ngày nay).

Sau 1975, dân miền Nam chỉ vô tình bắt chước Hoàng tử Lý Long Tường mà thôi. Chỉ có điều đáng nói là số người ra đi lên đến hàng triệu, và số người tử vong có lẽ lên đến hàng trăm ngàn. Chưa bao giờ trong lịch sử thời bình ở nước ta có nhiều người chết như thế.

vendredi 11 août 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Ai 'nuôi' trường đại học?

 

Ở quê tôi, một làng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trước 1975, được vào đại học là một dấu hiệu của thành tựu khoa bảng.

Thời đó, cứ 100 học sinh thi tú tài, chỉ 30-40 người đậu, và trong số người đậu, chỉ 5-10 % vào được đại học. Làng tôi chỉ cách thị xã Rạch Giá chừng 20 cây số, nhưng số người đậu tú tài đếm đầu ngón tay, số tốt nghiệp đại học càng hiếm. Một người tốt nghiệp đại học, cả làng tự hào.

Phải đến cuối thập niên 1990, cánh cửa đại học mới mở rộng. Mấy năm trước về quê ăn Tết, tôi nghe kể một danh sách dài con cháu của những người nông dân hàng xóm đã tốt nghiệp, một số đang phục vụ tại các bệnh viện ngoài Rạch Giá. Trong số đó, có không ít người gốc Khmer và nghèo khó. Tôi thầm nghĩ chính sách giáo dục đã phần nào thành công, làm ngắn "khoảng cách đại học" giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và nghèo.

dimanche 7 mai 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Hiểu lá cờ và người Việt ở nước ngoài

 

Nhiều bạn trẻ ngày nay không biết đến lá cờ vàng ba sọc đỏ thời Việt Nam Cộng Hòa, cũng như họ không biết gì về một chánh thể đã tồn tại 21 năm ở miền Nam, không biết gì về người Việt vượt biển tị nạn.

Một số khác có lẽ chịu sự chi phối của tuyên truyền nên họ căm thù một cách vô điều kiện lá cờ mà họ hay nói xách mé là ‘ba que’. Cần nói thêm rằng lá cờ đó có ý nghĩa sâu sắc: màu vàng là tượng trưng cho đất nước, là màu truyền thống của các vương triều, còn ba sọc đỏ là tượng trưng cho ba miền đất nước. Có hơn 40 triệu người Việt lớn lên dưới lá cờ da vàng máu đỏ đó, và đó là một kỷ niệm khó phai nhòa.

Sau 1975, có hàng triệu người Việt vượt biển đến các nước lân cận xin tị nạn. Đối với những người này thì lá cờ Việt Nam Cộng Hòa có một ý nghĩa quan trọng. Khi ra biển và để làm tín hiệu cho các tàu khác cứu vớt, các tàu vượt biển của người Việt thường giương lá cờ đó để nói rằng họ đến từ miền Nam Việt Nam. Nhờ lá cờ đó mà hàng vạn người được cứu vớt và đi định cư ở nước ngoài. Lá cờ do đó là một hoài niệm, thậm chí một ‘ân nhân’.

Nguyễn Văn Tuấn - Vua Charles III

 

Vậy là nước Úc có vua mới: Charles Đệ Tam, 73 tuổi. Ít ai biết rằng ông là người đầu tiên trong hoàng tộc có bằng cử nhân.

Khác với thân mẫu không có học ở trường nào (bà chỉ học trong Điện Buckingham), vua Charles III được học hành bài bản. Theo wiki, lúc 6 tuổi ông theo học tại trường Hill House School ở Chelsea (London). Trong thời gian chừng 6 tháng theo học, báo cáo điểm của trường ghi rằng cậu bé Charles tuy học có phần chậm nhưng học lực trên trung bình.

Đến năm 1962, Charles được chuyển đến trường nội trú Gordonstoun ở Tô Cách Lan, nơi mà cha ông (Hoàng thân Philip) từng theo học trước đây. Charles theo học ở đây được 5 năm. Theo vài nguồn (kể cả phim ảnh) thì Charles không mặn mà với trường Gordonstoun, thậm chí có đồn rằng Charles từng bị đám học trò khác ăn hiếp ở đây.