Affichage des articles dont le libellé est Môi trường. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Môi trường. Afficher tous les articles

dimanche 14 avril 2024

Đào Tuấn - Bốn trăm rưỡi ngàn một mét khối nước!


Vừa xem một clip, với một cái giá không thể tin được: 450 ngàn/mét khối nước mà những người dân miền Tây đang phải mua. Và thuần túy chỉ là nước sinh hoạt chứ không phải nước ngô, nước nho hay gì đó.

Một thống kê cho biết hiện có 11 thủy điện ở Trung Quốc, 2 ở Lào, và khoảng 300 ở…khắp nơi, các chi lưu sông Mêkông.

Trong điều kiện bình thường, Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia, ước tính chiếm 30-35 % nguồn cung cấp nước cho đồng bằng hạ nguồn, sẽ đầy tràn vào mùa mưa, rồi khi mùa khô tới, từ từ tuôn về đồng bằng.

mercredi 10 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Nhìn thấy tương lai

 

Có hai quyển sách mà người Việt nên tìm đọc vì chính tương lai của bản thân và con em mình.

“Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” của nhà báo Ngô Thế Vinh, và “Nhìn lại thấy xa hơn” của Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam. Họ nhìn được tương lai, theo đúng nghĩa đen, khi tương lai chưa diễn ra.

Dù đã cảnh báo về một châu thổ xác xơ, nhưng đã 24 năm từ khi xuất bản, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang “đúng quy trình” cạn dòng. Biển Đông thì Tàu vẫn biết bao lần quấy rối, xâm phạm thềm lục địa lẫn lãnh hải nước ta.

Huy Nguyễn - El-Nino và Vì sao Cà Mau năm nay hạn nặng?

 

Cà Mau là bán đảo tách biệt khỏi hệ thống sông Mêkông, nên 100% nước dựa vào nước trời. Nghĩa là có mưa mới có nước.

Xét về tổng lượng mưa thì Cà Mau không phải là vùng ít mưa, vì tổng lượng mưa lên tới 2.700 mm - 3.000 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa này chỉ tập trung trong các tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Các tháng còn lại từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau hầu như không mưa hoặc lượng mưa rất ít.

Vào các năm có El-Nino xuất hiện như 2015-2016, 2019-2020, và 2023-2024, các tháng từ 12 đến tháng 4 năm sau hầu như không có mưa. Khi có El-Nino, hạn hán thường sẽ xảy ra vào cuối kỳ El-Nino. Chẳng hạn:

Nguyễn Gia Việt - Mùa gánh nước ở Miền Nam

 

Tới mùa khô hạn thì Nam Kỳ lục tỉnh chộn rộn lên vụ thiếu nước. Khi mà nước sông đã chè chè lợ lợ, kinh rạch trơ đáy, đất đai nứt nẻ.

Miền Nam không phải là toàn vẹn, đất phèn phần nhiều, những xứ gần biển thì quanh năm nước chè mặn pha ngọt, qua mùa nắng thiếu nước ngọt dữ dằn.

Ngày xưa nhà Miền Nam nào cũng có một hàng lu mái đầm, mái dú, da bò, vài cái khạp để đựng nước mưa. Nhà giàu xưa có những hàng lu rất bự ở sau hè.

Lưu Trọng Văn - Cháy khát

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đang ở Bắc Kinh, được Tập Cận Bình, Vương Hỗ Ninh đón tiếp nồng nhiệt cùng những lời ca ngợi “tình đồng chí, anh em chung vận mệnh.”

Liệu chủ tịch Quốc hội có lời nào nói về đại nạn khô hạn đang làm “vận mệnh” hàng triệu nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng do đâu?

Hữu nghị đồng chí anh em ư? Hàng chục con đập chặn nước thượng nguồn sông Cửu Long đã nói lên tất cả.

vendredi 5 avril 2024

Cù Mai Công - Nắng hè Sài Gòn bỗng nhớ thương những nếp nhà xưa

 

Từ nhà dân đến nhà trí thức, nhà quan đều là nếp nhà của bình yên, mát mẻ trong nắng Sài Gòn tháng Ba, tháng Tư - cao điểm mùa khô.

Ai không nhớ những ngôi nhà ngoại ô “một gian nhà xinh có hoa thơm trái hiền” một trệt, mái ngói dài, che mát đến cả nửa khoảnh sân nhà phía trước đầy cây cối.

Ai không nhớ những ngôi biệt thự “có hoa vàng trước ngõ”, “gió lùa vào hàng cây”, một trệt một lầu, lùi sâu sau mặt tiền. Thường trồng một, hai cây lớn, từ lúc một thành viên của ngôi nhà được sanh ra cho tới lúc lớn khôn vẫn là cây ấy, đã thành cổ thụ.

samedi 16 mars 2024

Cù Mai Công - Kèn hồng, bằng lăng tím, bò cạp vàng : Lãng mạn vô duyên, bất hợp lý trong nắng Sài Gòn

 

Tháng Ba, tháng Tư cao điểm mùa khô Sài Gòn: 35, 36, 37 độ.  Người đi đường nào cũng khủng hoảng với cái nắng cháy da khét thịt. Ai cũng thèm một bóng cây để thấy "nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát" (thơ Nguyên Sa).

Hàng cây kèn hồng trồng lỗ chỗ trên đường Điện Biên Phủ, đoạn gần cầu Điện Biên Phủ năm nay lác đác trổ hoa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 16-3-2024, ông Lê Công Sơn - trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP.HCM - cho biết nguyên nhân: do năm nay nắng nóng dài, các đợt thời tiết mát mẻ trước Tết Nguyên đán cũng không xuất hiện nhiều, mưa cũng ít hơn. Dù là giống cây thích hợp khí hậu miền Nam nhưng cây vẫn cần điều kiện nắng và mưa đủ để cho năng suất tốt nhất.

vendredi 23 février 2024

Mai Quốc Ấn - Nỗi niềm châu thổ

 

Năm 2011, tôi viết bài “Ngày cái đói về… Đồng bằng sông Cửu Long”. Tòa soạn không đăng, lý do đơn giản là “vựa lúa làm sao mà đói được!”.

Năm 2014, anh Lê Quốc Minh Vietnamplus đồng ý đăng lại bài báo đó, nhưng tên bài được sửa lại. Thông tấn xã luôn đặt tít “dịu dàng”, dù cơ bản tít tôi đặt đúng bản chất cảnh báo khoa học.

Vấn đề của châu thổ bây giờ là hiện trạng đất chỉ còn cao hơn mặt nước biển 0,8 mét. Nước mặn có lúc đã xâm nhập sâu tận Tân Hồng, Hồng Ngự là những huyện xa của Đồng Tháp.

jeudi 8 février 2024

Mai Bá Kiếm - Đất lành chim đậu, đất không lành chớ đậu nghe chim !

Chính xác là 5 ngày - từ 26 đến 30/01/2024, có 399 chuyến bay rỗng đến Tân Sơn Nhứt để chở hàng chục ngàn khách về miền trung, miền bắc. Tương tự, xe lửa và xe đò cũng chạy xe rỗng đến ga Hòa Hưng và bến xe miền đông để chở khách về hướng bắc.

Nguyên nhân đơn giản là không có người miền nam đi hướng bắc để mưu sinh.

Năm 1990, tôi ra Hà Nội tường thuật kỳ họp 7 Quốc hội khóa 8, Phương Dung (báo Phụ Nữ Việt Nam) dẫn tôi đi ăn "bún dọc mùng (bạc hà)" ở phố Lò Đúc, của một bà người bắc có chồng là người Bình Dương tập kết. Năm 2001, Phương Dung dẫn tôi đến nhà bác Đ ở phường Kim Mã - người Long Xuyên tập kết sống với một con gái nuôi.

lundi 5 février 2024

Nguyen Khan - Năm Giáp Thìn hy vọng hay viễn vọng

 

Những người ở Miền Nam chắc khó quên trận lụt kinh hoàng năm Giáp Thìn 1964 ở Miền Trung. Kinh hoàng đến mức đài phát thanh Sài Gòn liên tục kêu gọi “lá lành đùm lá rách” :

“Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ

Miền Trung bão lụt mình làm ngơ sao đành”

Năm nay cũng là năm Giáp Thìn 2024, tròn một Can 60 năm, tròn năm Chi (mỗi Chi 12 năm) tính từ năm Giáp Thìn 1964.

mercredi 31 janvier 2024

Nguyễn Gia Việt - Sao lại khoét núi làm tượng Phật ?

 

Nhìn Núi Sam Châu Đốc bị cắt một khúc làm tượng Phật thấy tiếc tiếc cảnh thiên nhiên. Ai cũng biết Núi Sam đâu có lớn gì đâu!

Thiệt ra sá gì tượng lớn hay nhỏ, Phật trong tâm! Mà đôi khi chúng sanh cứ thích những cái khổng lồ để chụp hình và chỉ vậy thôi.

"Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền"

dimanche 14 janvier 2024

Hà Phan - Không phải dạng vừa !

 

Ai cũng hiểu chẳng phải tự nhiên mà tòa nhà không phép lù lù một đống mọc giữa Đồi Cù Đà Lạt, đến bây giờ mới bị phơi bày!

Nếu có kẻ "lơ" cho chuyện như thách thức dư luận này là ai chắc rồi sớm rõ, nhưng chủ đầu tư - công ty cổ phần (CTCP) Hoàng Gia Đà Lạt cũng hổng phải dạng vừa!

Theo báo Vietnamnet, cổ đông lớn nhất nắm đến 78 % vốn tại dự án của công ty trên là Dương Trương Thiên Lý, người từng đoạt Á hậu 2 của cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam năm 2008, còn được biết đến là vợ của doanh nhân kín tiếng Nguyễn Quốc Toàn. Ông Toàn chính là con trai của cố doanh nhân Trần Thị Hường, tức Tư Hường, người sáng lập “đế chế” bất động sản Hoàn Cầu và Ngân hàng Nam Á.

jeudi 11 janvier 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Phá Đà Lạt đến thế này, là tội ác chứ không chỉ là sai phạm!

Đồi Cù mượt, trải thảm xanh nhìn bất tận đến núi thiêng Langbiang, đã bị băm nát lỗ chỗ; cắm một tòa nhà sừng sững như cái thảm tận thế che khuất hẳn ngọn núi.

Xưa nay Đà Lạt bị hãm hại từng phần, cả thành phố nhìn từ trên chen chúc như cái nghĩa địa thị thành. Nay chơi một phát chí mạng bằng cái gọi là "công trình sân gôn", thì mới thấy cái sự phá hoại một cách khốn nạn của con người dành cho Đà Lạt thực sự đã tột đỉnh.

Ngang ngược thay, tòa nhà bốn tầng chắn núi thiêng ấy lại là nhà không phép (chứ không phải sai phép).

lundi 1 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Ông thầy chùa dở hơi

 

Chùa nghèo, vùng heo hút nên ít sư muốn trụ trì. Thầy Thích Đồng Xuân tình nguyện đến để trước nhất giữ cái đức của mình.

Thầy trông quê mùa lắm, gầy ngẳng, áo nâu, áo chàm thô mộc cũ kỹ, duy cặp mắt luôn cười mà lại cười tủm tỉm chân chất đôi chút lửng lơ.

Thầy không ngạo mạn tự xưng mình là thầy, gọi phật tử là con. Thầy tùy đối tượng mà xưng như ở làng quê Hưng Yên của thầy.

mardi 19 décembre 2023

Lê Đình Thắng - Mười rờ sáu rờ mà ba chưa về

 

Đó là sân bay dã chiến Úc đại lợi. Một trảng tranh bằng phẳng lọt thỏm giữa rừng già. Giờ thì, nó cũng đã là di chỉ, bởi trùm lên đó là những rừng nghèo một tầng, hoặc cao su, hoặc cà phê.

Rừng nhân tạo. Cái cớ để ghi vô tỉ lệ rừng xứ này vẫn đâu đó gần một nửa diện tích lãnh thổ lục địa. Xứ sở xanh. Oa, màu xanh nhân tạo.

Ờ, rừng.

samedi 9 décembre 2023

Nguyễn Thông - Ghi lại lời lão hàng xóm

Ông Maddox láng giềng nhà tôi cục mịch, thô lỗ, hay nói tục, nhưng được cái thẳng tính, thứ gì không nên không phải là sổ toẹt. Tôi chỉ ghi lại.

- Người làm kẻ phá. Ấy là tao nói chuyện điện. Một đằng là ông thủ tướng bươn chải đi khắp nơi đông tây mời mọc người ta đến nước mình đầu tư vào năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời). Vừa để khai thác tiềm năng trời cho, giải quyết bài toán thiếu điện, hạ giá thành điện cho dân nhờ. Vừa nhằm thực hiện phát thải ròng về 0 như đã hứa với thế giới.

Đằng khác, là đám quân của ông ấy, cụ thể bọn bộ công thương, bọn quản điện quốc gia. Lâu nay chúng độc quyền, quát nạt, áp đặt quen rồi. Giờ chúng tuyên bố ai muốn bán điện mặt trời thì chúng sẽ mua (chứ tới thời điểm này trên thực tế thì chưa có chủ trương mua), nhưng chỉ mua với giá 0 đồng. Mua, nhưng thực chất là ăn cướp, hoặc đ*o mua.

jeudi 16 novembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Sài Gòn trong ký ức của một 8x đời đầu

Tôi sinh ra ở Sài Gòn năm 1981 và lớn lên ở Sài Gòn cho tới ngày tôi đi du học ở Mỹ năm 2001. Từ năm 2007 tôi về lại Việt Nam và tiếp tục sống và làm việc ở Sài Gòn cho tới ngày nay.

Ngoại trừ 6 năm đi học ở Mỹ, toàn bộ thời gian của tôi đều ở Sài Gòn nên tôi có thể tự hào rằng mình một “người Sài Gòn” chính hiệu. Tôi có may mắn được chứng kiến và trải nghiệm những giai đoạn khác nhau - Sài Gòn từ thời bao cấp của những năm 1980, cho tới sự thay da đổi thịt của Sài Gòn thời mở cửa trong thập niên 1990, và Sài Gòn ngày nay.

Đối với tôi Sài Gòn ở giai đoạn nào cũng đẹp với những ký ức và kỷ niệm khác nhau. Nhưng có lẽ giai đoạn có nhiều kỷ niệm khó phai nhất đối với tôi là 20 năm đầu tiên của cuộc đời. Vì đó là những năm tháng của tuổi ấu thơ và tuổi thiếu niên, khoảng thời gian con người vẫn còn vô tư, chưa phải suy nghĩ đến chuyện cơm áo gạo tiền và những lo toan bề bộn khác trong cuộc sống. 

lundi 13 novembre 2023

Nguyễn Thông - Phân cục phân cục trưởng

Theo báo Tiền Phong hôm nay 13.11, tại hội nghị về di sản, "Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền chia sẻ liên quan đến dự án lấp vùng đệm vịnh Hạ Long làm biệt thự, nhà liền kề gây xôn xao dư luận gần đây.

Bà Lê Thị Thu Hiền nói rằng khu vực thực hiện dự án ở vùng đất đồi núi, đầm lầy, khu nuôi thả vịt, không có người dân, không có di sản, di tích, không có quy hoạch du lịch. Đây cũng là khu vực cuối vịnh Bái Tử Long đổ ra biển. Tuy nhiên việc triển khai vẫn phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật".

Như thế là quá rõ, bà cục trưởng cho rằng việc lấp biển quây đảo ở vịnh Bái Tử Long không phạm vào di sản, danh lam thắng cảnh gì, được pháp luật hiện hành cho phép.

dimanche 12 novembre 2023

Nguyễn Thông - Di sản thế giới hay ao làng? (3)

 

Không chỉ ông trời lấn biển mở đất, mà chính người cũng liên tục ăn biển.

Cách nay cũng chưa xa, gần nửa thế kỷ chứ bao nhiêu, những năm 80 trở về trước, người ta ít quan tâm tới đất ven biển. Từ Móng Cái Quảng Ninh lần theo bờ biển qua Hải Phòng, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa vào tít tận Vĩnh Linh, rồi sau 1975 kéo tới tận Cà Mau, Rạch Giá, đất ven biển rất hoang sơ, chả mấy ai để ý. Không bị những khu du lịch, rì sọt, khách sạn chia năm xẻ bảy, xâm chiếm như sau này.

Ông bạn tôi bảo, đến ngay cả Hoàng Sa, Trường Sa còn không được vào bản đồ, vào sách giáo khoa thì mấy vùng rừng ngập mặn, nước lợ, cửa sông, bãi bồi ai mà thèm để ý. Nhắc vậy để thấy rằng con cháu rất có lỗi với tiền nhân, tổ tiên, những người khai sơn phá thạch lấn biển mở mang và bảo vệ bờ cõi, như cụ Nguyễn Công Trứ chẳng hạn.

mardi 7 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Thấy gì qua vụ hòn non bộ ?

 

Qua vụ non bộ ở Cẩm Phả, mình thấy có mấy vấn đề về kỹ năng phản biện mà đa số đang mắc phải, chung quy vẫn là cảm tính.

Nhìn mấy bức ảnh flycam thì ai cũng thấy tức mắt thật, đại khái thấy nó hấp diêm di sản, thế là muốn chửi ngay và luôn rồi. Vấn đề là chửi vấn đề gì, tại sao, chửi ai, khi nào và chửi như thế nào?

Tây nó có khái niệm 5W1H (What - When - Where - Why - Who - How). Ở đây có thể bỏ where và when đi, vì là chửi đổng trên Facebook ngay lập tức thôi chứ không phải gửi đơn đến địa chỉ cụ thể. Nếu không có động não 5W1H kia thì chắc chắn rơi vào cảm tính.