Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử. Afficher tous les articles

mercredi 27 mars 2024

Lê Học Lãnh Vân - Bạo động tắc tử

 

“Bất bạo động, bạo động tắc tử!” (Đừng bạo động, bạo động là chết!). Tiếng kêu trăm năm trước của cụ Phan Châu Trinh mang tới hôm nay nhiều suy nghĩ. Đọc câu người xưa để lại, nhìn sự việc trước mắt, tôi thấy ít nhất ba tầng suy gẫm như dưới đây.

Tầng dễ hiểu nhất ta có thể hiểu liền, là không nên đem sức mạnh cuốc, thuổng của Việt Nam đối đầu với sức mạnh cơ khí tiến bộ của Pháp. Kẻ hậu sinh sinh ra giữa thế kỷ hai mươi là tôi, qua tiếp xúc trực tiếp với không ít người sinh đầu thế kỷ hai mươi, biết rằng không ít các cụ thuộc giới trí thức xưa đồng ý với nhận định này. Không thể đem thắng thua luận tính hiệu quả của phương pháp, phải nhìn hậu quả trăm năm sau.

Tầng thứ hai là cuộc chiến khiến lòng dân trong một nước chia rẽ. Người suy nghĩ cạn chăm chăm cho rằng chỉ có hai hạng người, hạng cứu nước quyết tâm giành độc lập và hạng bán nước ôm chân đế quốc hưởng bơ thừa sữa cặn. Ta có chính nghĩa nên cứ thẳng tay chém giết bọn bán nước!

mardi 26 mars 2024

Mai Quốc Ấn - Không biết tôi có quá hồ nghi không?

 

…Nhưng sáp nhập tỉnh rồi tách tỉnh, sáp nhập huyện hay tách huyện và sáp nhập xã phường, hoặc tách xã phường trong suốt mấy chục năm nay đã khiến nhiều địa danh lịch sử biến mất.

Rồi sâu xa câu chuyện đất đai quy hoạch có chuyện dỡ đình, phá chùa, đập nhà thờ để dời đi nơi khác nữa.

Nó làm lịch sử bị thay đổi, sai lệch!

dimanche 24 mars 2024

Phạm Công Luận - Những từ ngữ nổi trôi

 

(Chuyện nhỏ về lời nói hằng ngày của một thời)

Hồi tôi còn nhỏ, lúc vốn hiểu biết còn ít ỏi (giờ cũng vậy) và chưa có định kiến với bất cứ điều gì, tôi thích âm thầm quan sát thế giới chung quanh mình. Thế giới của tôi là cái xóm nhỏ gần một ngôi chùa, hai khu cư xá, hai ngôi chợ và một cái nhà thờ.

Ở đó, gia đình tôi sống chung với đa số là người Nam, vài nhà gốc Bắc, một nhà có gia chủ là người Quảng Ngãi và một nhà có cô con gái lai Ấn, một nhà có người con rể người Hoa. Bước ra đầu hẻm, tôi chạm mặt ngay một trường trung học của ngũ bang người Hoa lập nên. Đám trẻ chúng tôi lớn lên trong môi trường đô thị đa dạng, chơi với nhau không bao giờ phân biệt từ đâu tới, không bao giờ lôi gốc gác, ngôn ngữ hay nghề nghiệp cha mẹ ra nói.

Trong cuộc sống như vậy, chúng tôi dung nạp đủ thứ từ ngữ ngoài đời. Ở đây không phải là những từ chửi rủa thô tục, mà là từ ngữ để dùng hàng ngày, lạ tai, miễn sao có thể hiểu nhau.

Lê Nguyễn - Một bất ngờ đã không xảy đến trong lịch sử

 

KHI MIỀN NAM SUÝT TRỞ THÀNH MỘT TỈNH CỦA NƯỚC ĐỨC

Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra với thất bại nghiêng về phía Pháp. Điều này làm trầm trọng thêm những khó khăn mà đế quốc Pháp gặp phải về mặt tài chính vào những năm cuối thập niên 1860. Trong cuộc chiến tranh trên, một vài sự kiện liên quan đến thuộc địa Nam kỳ đã không được các tài liệu nghiên cứu sau này đề cập đến.

Theo J. Bouault, tác giả quyển La Cochinchine et la guerre de 1870-71 (Nam kỳ và cuộc chiến năm 1870-71) đăng trên Tạp chí lịch sử thuộc địa Pháp tháng 11.1929, tin tức về cuộc chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ vào tháng 7.1870 đã lan tới Sài Gòn vào ngày 05.08.1870, và nhiều thiệt hại của quân đội Pháp ghi nhận được vào ngày 25.09.1870.

Tuy nhiên, đó chỉ là tin không chính thức trong nội bộ các viên chức Pháp. Mãi đến ngày 20.10, Thống đốc Nam kỳ Cornulier mới được thông báo chính thức. Bouault đã viết về sự kiện này như sau (trích):

mercredi 20 mars 2024

Nguyễn Thành Phong - Loạn ngôi vương

 

Trong những ngày rét mướt, u ám và phập phồng như thế này, ngồi ngẫm ngợi xa gần.

Từ lịch sử sang đương thời, cứ quay đi quành lại những chuyện liên quan đến ngôi vua, chuyện xã tắc hưng thịnh rồi suy phế, triều đại lên cao rồi thấp xuống, tiếp nối rồi đứt đoạn. Thấy trong lịch sử có rất nhiều biến chuyển ghê gớm đều từ chuyện loạn ngôi vương mà dẫn đến.

Loạn ngôi vương là loạn vua hay loạn từ việc tranh chấp, thoán đoạt ngôi vua. Hoặc từ mưu đồ để hướng đến việc nắm ngôi, dẫn đến những hệ lụy, làm thay đổi hoặc chao đảo triều chính, triều đại.

mardi 19 mars 2024

Tạ Duy Anh - Đoạn tuyệt quá khứ nhục nhã

(Kể tiếp về Đài Loan)

Giáo sư, nhà thơ Tưởng Vi Văn, người cực kỳ yêu quý Việt Nam, tổ chức cho chúng tôi tới thăm bảo tàng văn học Đài Nam. Một không gian thực sự ấn tượng về mặt kiến trúc.

Nhưng ấn tượng nhất với tôi có lẽ là bức ảnh một nhà văn ngồi bên cửa sổ sáng tác. Bên ngoài là bầu trời cao rộng, mây trắng thanh thản bay, tượng trưng cho tự do. Nhưng ngồi phía bên trong cửa sổ, bóng ông nhà văn nhìn từ phía sau thì như muốn thu người lại, vì ý thức rất rõ xung quanh ông có vô số những cặp mắt đang bí mật theo dõi. Ông có thể bị tố cáo, bị tống vào tù bất cứ lúc nào, bởi những điều mình viết.

Hóa ra trước khi bất cứ ai ở Đài Loan cũng có quyền sáng tác và xuất bản, như một quyền tự do không thể bàn cãi và bất khả xâm phạm như những gì tôi đã viết, quốc gia này từng có một quá khứ kiểm duyệt đáng hổ thẹn.

vendredi 15 mars 2024

Huy Đức - Chiến tranh

Ngày này, 15-3, của 45 năm trước, tôi nhập ngũ. Hôm 5-3-2024, ngồi uống rượu ở nhà bác sĩ Nguyễn Thái Long [tác giả cuốn sách nói về cuộc chiến của các anh, E 567, trong ngày 17-2-1979, Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa], giật mình nhớ, 5-3-1979 là ngày Chủ tịch Nước phát lệnh Tổng động viên; giật mình nhận ra, trong 7 người đàn ông có mặt hôm ấy có đến 6 người từng là lính.

Người còn lại, PGS Ngô Văn Giá, khi ấy đang có 4 người anh ở trong quân ngũ nên xã cho ở nhà học lên đại học.

Tôi không biết con số thương vong của người Việt trên Biên giới phía Bắc trong cuộc chiến giằng co 10 năm, 1979-1989, là bao nhiêu. Ở chiến trường Campuchia, có không ít hơn 60 nghìn liệt sĩ và hơn 200 nghìn thương binh. Phạm Xuân Minh, em trai của một người ngồi chung bàn hôm ấy, Phạm Xuân Nguyên, cũng hy sinh ở Campuchia khi vừa tròn 20 tuổi.

Nguyễn Đình Bổn - Nếu không có tâm thức chống Tàu, chúng ta đã thành vô danh như dân tộc Khiết Đan!

 

Những ai mê tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, đọc Thiên Long Bát Bộ đều yêu quý Tiêu Phong (Kiều Phong) như một trong những đại anh hùng xuất chúng.

Tiêu Phong là người dân tộc Khiết Đan, nhưng ngày nay tuy là một dân tộc lớn nhưng lại KHÔNG có tên trong số 56 dân tộc Trung Quốc. Họ đã hoàn toàn bị xóa sổ.

Không chỉ là một dân tộc lớn, một thủ lĩnh bộ lạc tên là Gia Luật A Bao Cơ đã thống nhất các bộ lạc Khiết Đan vào năm 916, ông dựng nên nước Khiết Đan, tới năm 947 đổi quốc hiệu là Đại Liêu.

jeudi 14 mars 2024

Dương Quốc Chính - Sự thật về « người vận chuyển » trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Năm nay là kỷ niệm 70 năm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 13/03 là ngày mở đầu, nên anh em chuồng bò bắt đầu tuyên truyền nhảm.

Hình ảnh hay được dùng để tuyên truyền nhất là dân công vận chuyển hàng bằng xe đạp thồ. Được cho là chuyển mấy trăm cây số từ Thanh Nghệ tới Điện Biên. Như con Tifosi nó chém là lượng vận chuyển bằng xe đạp này chiếm đến 70 % khối lượng hàng hóa cho chiến dịch. Thế là lượng like, share lại ào ào như thường lệ một cách vô tri, tất nhiên không loại trừ lượng lớn tương tác ảo.

Vậy sự thật là gì?

Nguyễn Thông - Nửa sự thật vụ Gạc Ma

 

Trừ vài tờ báo kiên định lập trường như báo quân đội, báo nhân dân quyết không hó hé gì về ngày 14.3.1988 - trận chiến Gạc Ma, khá nhiều tờ quốc doanh đã nhắc tới sự kiện này.

Tờ nào cũng gào lên "vòng tròn bất tử", "nỗi đau bất tử"... thể hiện yêu thương tột cùng, căm giận tột cùng. Nhưng đọc từ đầu tới cuối vẫn không biết những người lính hải quân đáng kính trọng ấy hy sinh bởi kẻ nào. Chả nhẽ các anh chết do bão.

Ngay cả tờ Tuổi Trẻ, tờ báo được coi là thẳng thắn, có bài rất hoành tráng, nhưng giấu biệt kẻ đã giết các anh, nhưng người lính anh dũng của chúng ta. Tờ Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam cũng rất dài, dài ơi là dài, cũng không một chữ.

mercredi 13 mars 2024

Nguyễn Chương - Ngày mốt 15/03/2024 : Lễ giỗ Hai Bà Trưng lần thứ 1981

 

(Nhằm ngày 6 tháng Hai âm lịch năm 2024, cách đây 1981 năm Hai Bà Trưng tuẫn tiết: 6 tháng Hai âm lịch, năm 43)

1/ Hôm 8 tháng Ba (ở nước Việt Nam đời nay gọi là mừng ngày Quốc tế phụ nữ), tôi cảm thấy nặng lòng. Chuyện gì nên nỗi? Rảo trên mạng, trên Facebook, tôi thấy những dòng viết như sau: "Kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng nổi lên khởi nghĩa: 8 tháng 3 năm 40"!

Thấy gì? Hậu quả nhãn tiền của việc lắp ghép "Kỷ niệm 8/3 với Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng", trộn lại với nhau.

mardi 12 mars 2024

Trần Trung Đạo - Nhân dịp tưởng niệm Gạc Ma, so sánh « chiến thuật xúc xích » của Hitler và Tập Cận Bình

 

Salami là một loại xúc xích làm bằng thịt bò hay heo được cắt thành những lát mỏng để ăn. Khi dùng trong chính trị học, “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) là một chiến thuật nhằm chẻ mỏng đối phương để dễ bề lần lượt tiêu diệt toàn bộ.

Chiến thuật này được các đảng cộng sản áp dụng trong các giai đoạn tranh chấp chính trị tại Ba Lan và Hungary sau Thế Chiến Thứ Hai. Trong đó các đảng cộng sản Đông Âu dưới sự ủng hộ tích cực của Liên Xô, đã từng bước loại các thành phần không cộng sản ra khỏi guồng máy lãnh đạo quốc gia.

Thuật ngữ chính trị “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) đầu tiên được lãnh tụ cộng sản Hungary Mátyás Rákosi dùng để mô tả cách ông ta loại bỏ các thành phần không cộng sản cuối thập niên 1940.

Tạ Duy Anh - Lịch sử nào bị che đậy ?

Sự kiện giáo hoàng Phanxico kêu gọi Ukraina  can đảm “giương cờ trắng”, đang được diễn giải theo nhiều cách khác nhau.

Những người thân Nga thì hoan nghênh và coi đề nghị của Giáo hoàng là đúng đắn, sáng suốt. Trong khi đó, đang có cả một làn sóng phẫn nộ hướng về Vatican, cho rằng Giáo hoàng “hồ đồ”, thiếu thực tế.

Tòa Thánh đã chính thức lên tiếng thanh minh rằng, ý của Giáo hoàng bị hiểu sai. Theo phát ngôn viên Tòa Thánh, thì Giáo hoàng chỉ mượn hình ảnh “cờ trắng” (vốn của người hỏi) để kêu gọi cả hai bên dũng cảm ngồi xuống đàm phán, chứ không hàm ý "đầu hàng”.

dimanche 10 mars 2024

Bông Lau - Phòng thủ từ xa

 

Tại sao sau thời gian né tránh, cuối cùng Hoa Kỳ phải nhảy vào Đệ Nhị Thế Chiến? Lý do là vì Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ ngày 7 tháng 12 năm 1941.

Tại sao Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng? Tại vì Hoa Kỳ cấm vận Nhật Bản. Hoa Kỳ cấm không cho Nhật dùng kinh đào Panama để chuyển vận nguyên liệu về nước. Phong tỏa đường biển ở Á Châu không cho Nhật chuyên chở hàng về nước, cấm Nhật không được mua các loại kim loại v.v...Nhật Bản bị dồn vào đường cùng nên phải xuống tay quánh trước.

Nhật Bản hy zọng kết thúc cuộc chiến mau lẹ sau khi gây thiệt hại lớn cho Hải Quân Mỹ. Rất tiếc là tình cờ các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ đã không có mặt ở Trân Châu Cảng khi Nhật oanh kích. Con hổ Hiệp Chủng Quốc bị đánh thức và đứng dậy.

vendredi 8 mars 2024

Dương Quốc Chính - Kiếp trước kiếp sau

Kiếp trước phá nhà, kiếp này phục chế là đúng chuẩn đảng ta với điện Kiến Trung. Năm 47 Việt Minh tiêu thổ kháng chiến, bây giờ xây dựng to đẹp hơn mười ngày xưa!

Buồn cười ở chỗ báo chí cách mạng toàn đổ tại chiến tranh nên điện Kiến Trung bị phá hủy. Các báo chả dám nói thẳng là Việt Minh chủ động tiêu thổ kháng chiến. Giai đoạn tiêu thổ này diễn ra song song với giai đoạn 60 ngày đầu kháng chiến ở Hà Nội.

Huế hiện chỉ còn khoảng 40 % công trình kiến trúc, đa số bị phá hủy năm 47 bởi Việt Minh và năm Mậu Thân bởi một tháng chiến tranh. Quân Việt Cộng trú đóng trong các cung điện, nên Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tấn công, năm đó phía cộng sản cũng có pháo kích. Phá năm 47 nhiều hơn năm Mậu Thân.

Nguyễn Đình Bổn - 8 tháng Ba ghép với Hai Bà ?

 

Tôi thật sự không hiểu vì sao một (hai) nhân vật lẫy lừng trong lịch sử Việt như vậy nhưng vẫn chưa được nhà nước vinh danh thành một ngày Quốc lễ.

Mà nhiều nơi vẫn ghép ngày 8 tháng Ba chung với ngày kỷ niệm 6 tháng Hai âm lịch, ngày mà theo lịch sử, Hai Bà tuẫn tiết tại dòng sông Hát.

Nếu được chọn một nhân vật lịch sử xứng đáng nhứt cho tinh thần quật khởi chống Tàu, tui sẽ chọn Hai Bà Trưng mà không ngần ngại.

jeudi 7 mars 2024

Nguyễn Chương - Bùng binh : Duyên nợ phương Nam

Ta nói, ở Sài Gòn này, gặp khá nhiều bùng binh.

Như bùng binh hằm giữa hai đại lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi, bùng binh ngã sáu Phù Đổng, bùng binh chợ Bến Thành, bùng binh Cây Gõ, bùng binh trước bưu điện Chợ Lớn, bùng binh ngã bảy Lý Thái Tổ, bùng binh ngã tư giữa đường Hùng vương (trước 75: Hồng Bàng) và đường Châu Văn Liêm (trước 75: Tổng đốc Phương) v.v...

"Bùng binh" là gì vậy?

1/ Nhiều người từng biết đến câu chuyện về Bùng binh Bồn Kèn, vào thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX. Bùng binh này nằm phía trước Tòa Thị chính (nay là UBND TPHCM), giữa hai đại lộ Charner (sau đổi tên: Nguyễn Huệ) và Bonard (sau này: Lê Lợi).

Huy Đức - Quốc hội và Luật Đất đai nhìn từ làng Hoành

“Viết 29 chương và đã khai rõ như trong địa bạ, nếu có những điều xằng bậy không đúng thực tế như lấy ruộng công làm ruộng tư, đổi ruộng canh tác thành đất ở, đổi ruộng canh tác thành ruộng bỏ hoang, dám dối trá ruộng đất dù là một thước, cấp trên đo kiểm tra thấy sai lệch, hoặc có người tố cáo thì ngay lập tức Lý trưởng Nguyễn Đình Bích, Trùm trưởng Phạm Tất Bình sẽ nhận trọng tội”.

Tập Địa bạ xã Yên Hoành, tổng Yên Định, phủ Thiệu Hóa được lập vào năm Minh Mệnh thứ 11 [1830], xong ngày 20-5 năm Minh Mệnh thứ 15 [1834] vẫn còn được giữ ở Cục Lưu trữ Quốc gia 1. Nhưng điều quan trọng là hàng trăm năm sau đó, lịch sử làng Hoành không ghi nhận vi phạm nào trong “quản lý đất đai” cả.

Trong Địa bạ, không chỉ từng thửa đất đều phải “khai rõ giáp giới 4 mặt, kích thước mẫu, sào, thước tấc cụ thể”, mà còn phải “khai rõ từng loại điền thổ; các loại đất công, đất tư, đất hồ, đất ở, ao vườn…”

mercredi 6 mars 2024

Trần Thanh Cảnh - Trách nhiệm của chính quyền !

 

Nếu tôi không để thời gian xem hết cái clip của tay sư xưng danh Thích Chân Quang kia, thì tôi cho những lời trích dẫn trong ảnh là gán chữ vào mồm!

Thế nhưng xem xong, tôi choáng nặng bởi cái mức độ nhảm nhí của tay này! Bạ đâu nói đấy, hoàn toàn không dựa vào bất cứ một giáo lý nào của nhà Phật.

Cùng với Thích Trúc Thái Minh, Thích Chân Quang đang công khai tuyên truyền mê tín dị đoan, làm lầm lạc tín ngưỡng, u mê một bộ phận dân chúng nhận thức kém, chứ không còn là hành đạo.

mardi 5 mars 2024

Thọ Nguyễn - Nhà văn hóa và nhà tù

 

Một nhà văn hóa phát biểu: "Nếu tiết kiệm tiền chi cho văn hóa thì con cháu chúng ta sẽ phải bỏ tiền xây nhà tù".

Sai!

Điều quyết định cho một xã hội văn minh không phải là tiền mà là sự tôn trọng quyền được tự do hưởng thụ các giá trị văn hóa của mọi công dân, là sự công nhận các giá trị văn hóa của nhân loại, là một nền giáo dục lành mạnh, khai sáng. Nếu chỉ đổ tiền vào để tuyên truyền hoặc cổ súy cho những gì mà một nhóm người quy định là văn hóa, thì sẽ đưa xã hội đó đến chỗ diệt vong. Nước Đức mà tôi đang sống từng bị như vậy.