Affichage des articles dont le libellé est Cải tạo. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cải tạo. Afficher tous les articles

jeudi 18 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (8)

VIII) Chuyện tình cốt nhục sau tháng Tư 1975 và buổi thăm nuôi nhạt nhòa nước mắt

8.1) Cuộc chiến 1954-1975 để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc trong những gia đình có người thân ở cả hai phía.

Lẽ ra những ngày sau tháng 4.1975 phải là thời điểm chứa chan hạnh phúc của sự sum họp gia đình sau một thời gian dài đằng đẳng phân ly.

Vậy mà, ở nhiều gia đình, sự mừng vui, chan hòa thì ít, sự bất đồng, thậm chí xung đột, nhiều hơn. Các ông bố, ông anh “cách mạng” thường lên lớp những thằng con, thằng em “ngụy” của mình bằng những bài kinh nhật tụng vẫn được hô ra rả trên các hệ thống loa phường. Người khổ tâm nhất trong những vụ này thường là các bà mẹ già, “vừa vui sum họp, đã sầu chửi nhau”.

mardi 16 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (7)

VII) Khi số phận đã an bài

Lúc ấy là khoảng tháng 7, tháng 8.1976. Sau hơn một năm làm việc, cơ quan quản lý trại giam Bộ Nội vụ hoàn tất việc thanh lọc ra những người “có tội với nhân dân”.

Hai quyết định được ban hành cùng lúc, một để trả tự do cho khoảng một, hai trăm người người xét không có tội, một quy định việc tập trung cải tạo ba năm cho đại đa số những người còn lại. Quyết định sau nhấn mạnh đến hai chi tiết:

- Ai lập công chuộc tội sẽ được cho về trước thời hạn 3 năm.

- Ai ngoan cố không chịu học tập, lao động, sẽ bị kéo dài thời hạn cải tạo sau 3 năm.

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (6)

VI) Một trường hợp « chuyển đổi giới tính » tại Long Thành

Câu chuyện xảy ra vào những ngày trước cái tết xa nhà đầu tiên của lũ chúng tôi, một cái tết mà ai nấy cũng biết là sẽ rất đau buồn. Bữa nọ, cụ Phạm Trọng Nhân (đã giới thiệu trong một bài trước) lục đâu ra một vở kịch thơ có nhan đề Chiến Sĩ Triều Trần và nuôi ý định tổ chức trình diễn tác phẩm này.

Hai nhân vật chính trong tác phẩm là vị tướng Trần Bình Trọng của nhà Trần bị giặc Nguyên-Mông bắt giữ, và cô công chúa Mông Cổ được giao nhiệm vụ dụ hàng ông. Vai cô công chúa phải có mặt xuyên suốt vở kịch và ngâm thơ từ đầu đến cuối. Bên cạnh hai nhân vật chính này còn có nhân vật tướng Mông Cổ, anh lính hầu tướng Mông Cổ và cô a hoàn của công chúa.

Sau khi tham khảo bạn bè, cụ Nhân nhất trí giao vai Trần Bình Trọng cho anh Dorohiem, người Chăm, em ruột anh Đỗ Hải Minh, học khóa 11 Quốc gia Hành chánh, chức vụ cuối cùng là Giám Đốc tại Bộ Phát triển Sắc tộc. Còn vai công chúa Mông Cổ thì cụ chỉ sang tôi, vì hai lẽ:

jeudi 11 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (5)

5.2) Những bữa tiệc « hàm thụ » ở trạm xá Long Thành

Vào tháng 9 năm 1975, số bệnh nhân nằm điều trị tại trạm xá Long Thành chỉ vào khoảng 9-10 người, trong đó có hai người cao tuổi.

Người thứ nhất là cụ Nguyễn Văn Tho, Trưởng khối Dân tộc Thượng viện, được hai cán bộ y tế chỉ định làm người trưởng nhóm. Người thứ hai là bác K., sau khi tình cờ biết mình từng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh, bác cho biết bác là bố vợ anh Ngô ĐL, một khóa đàn anh của mình, lúc ấy đã qua đời.

Ở trạm xá, bác K. là người phương phi nhất, vóc dáng khỏe mạnh, da mặt đỏ hồng. Bác lại là người nằm bệnh lâu nhất trong nhóm.

mardi 9 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (4)

 

V) Những chuyện kể ở trạm xá Long Thành

V.1) Chuyện chiếc bô nhựa và bịch tro than

Tháng 8.1975, học viên trường 15 NV (Làng cô nhi Long Thành cũ) cảm thấy thể chất của mình không còn được như cũ. Từ những bữa ăn có trị giá cao đến những bữa ăn theo chế độ tập trung bằng ngân sách nhà nước, cơ thể con người không kịp thích ứng, nhiều thứ bệnh “trời ơi đất hỡi” xuất hiện và lan truyền nhanh hơn virus Covid.

Trước tiên phải kể đến bệnh “gảy đàn”. Các đương sự ngồi đâu gảy đó, gảy ngoài rồi đến gảy trong, gảy hết ban ngày đến ban đêm, gảy cả những ngóc ngách sâu kín nhất chưa từng gảy bao giờ. Dù sao, trong cái gảy này, còn có cái ... sướng, nhiều người cố giảm thiểu chúng bằng những viên multivitamin mang theo.

dimanche 7 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (3)

 

(Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đã lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, bình tâm và không cực đoan trong các bình luận của mình).

Thân tặng Moc Nguyen và các bạn đồng cảnh ngộ ở Long Thành, Xuyên Mộc (1975-1982)

IV) Chuyện gì đã xảy ra sau thời hạn một tháng?

Trong tháng đầu tiên ở Long Thành, mọi người được trải qua một đời sống thoải mái, xe của các nhà hàng Á Đông và Đồng Khánh tiếp tục chở thức ăn lên. Song ngay trong buổi sáng đầu tiên sau cái đêm khuya được chở lên trại bằng xe camion bít bùng, mọi người sớm chứng kiến một cảnh tượng lạ lẫm.

Một chiếc GMC không mui chở theo khoảng một chục thanh, tráng niên gầy gò, trên thân người chỉ độc một chiếc quần đùi. Những anh này được thả xuống, với cuốc xẻng trên tay, bắt đầu đào những hố xí dọc theo hàng rào kẽm gai vây quanh làng cô nhi cũ. Cảnh tượng lúc ấy giữa chúng tôi và nhóm người này là một trời một vực. Một bên là ăn trắng mặc trơn, một bên là tả tơi, ốm đói. Đứng cách nhau độ ba, bốn mươi mét, một người trong chúng tôi bỗng kịp nhận ra một trong số người mặc quần đùi này là anh Trưởng ty Công chánh Phước Long!

vendredi 5 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (2)

 

II)  Những đoàn xe giữa đêm hôm khuya khoắt

Với số tiền ăn đã đóng hơn 13.000 đồng cho một tháng, ngay buổi chiều nhập trường Trưng Vương, mọi người đã nhìn thấy nhiều chiếc xe của nhà hàng Á Đông và nhà hàng Đồng Khánh chở thức ăn tới. Bữa ăn sang trọng gấp ba, gấp bốn một bữa ăn thông thường hàng ngày! Sự yên tâm, phấn khởi nhờ thế mà tăng lên.

Khoảng 10 giờ 30 tối hôm sau, 16.06.1975, mọi người được lệnh tập trung hết dưới sân trường Trưng Vương, mang theo đầy đủ tư trang, vật dụng. Sau những thông báo và quy định cần thiết về trật tự, sự im lặng cần thiết trong hành trình sắp tới, mọi người lặng lẽ leo lên những chiếc xe GMC bít bùng. Khung xe được bao bọc bởi những tấm bạt nối với nhau, để lộ nhiều chỗ hở, giúp người trong xe có thể nhìn thoáng ra ngoài.

mercredi 3 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (1)

 

Gần nửa thế kỷ qua, những ngày tháng Tư hàng năm bao giờ cũng là thời khoảng mang đến cho nhiều lớp người Việt Nam những kỷ niệm khó quên, nhiều ám ảnh nặng nề của quá khứ. Chúng được mở đầu bằng “Ngày nói dối” (1.4) và kết thúc bằng thời điểm 30.4 làm thay đổi số phận của hàng triệu con người.

Lớp người từng trải qua những ngày tháng tư ấy nay hầu hết đã thuộc về thành phần “thất, bát, cửu thập cổ lai hy”. Một số người đã bị thời gian loại ra khỏi sân khấu cuộc đời, số còn lại, người thì nghễnh ngãng, người phải vật lộn với nhiều căn bệnh mãn tính lăm le vùi dập kiếp người. Một thiểu số còn lưu giữ trong ký ức của mình những hình ảnh cũ trong tâm thế không vui, cũng chẳng buồn, coi như đó là những màn biến ảo, đầy hỷ nộ ái ố, trong một vở trường kịch kéo dài.

Những câu chuyện vụn vặt này được kể ra không phải để trách phiền quá khứ, hay nung nấu thêm những tình cảm đã một thời dằn vặt mỗi con người. Kể lại chúng chỉ để bổ sung vào bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam sau 1975, vì chúng là một phần không thể thiếu của lịch sử.

jeudi 15 février 2024

Thanh Thảo - Ngày Tết, đọc thơ Tô Thùy Yên

Tạ Duy Anh giới thiệu : Sau Tết nhà thơ Thanh Thảo gửi cho tôi bài này và nói thêm: "Đ. có báo nào nó dám in chú ạ, khốn nạn thế chứ". Tôi bảo ông : Thông cảm cho họ đi, để chú nó đăng.

Thơ Tô Thùy Yên lặng lẽ. Dù ông viết dài hay viết ngắn, thì thơ ấy vẫn lặng lẽ. Người đọc đồng cảm với thơ ấy, cũng trong lặng lẽ. Đó là thơ của Chim kêu bãi quạnh, hắt hiu và đau đớn:

“Cởi đôi giày vẹt, tấm áo tã

Xót xa như lột một lần da” (Chim kêu bãi quạnh)

jeudi 30 novembre 2023

Tuấn Khanh - Nguyễn Đình Toàn, người mở cửa khu vườn bí mật

Trong cái chớp mắt của cõi nhân gian, lại bàng hoàng nhận ra một cái tên quen thuộc nữa đã ra đi. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã rời bỏ nơi trần thế, ra đi vào lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.

Năm 1998 nhà văn Nguyễn Đình Toàn đến Mỹ, góp vào khung trời ký ức mang theo của người Việt hải ngoại về một thời thi ca nhạc họa lẫy lừng miền Nam, có Nguyễn Đình Toàn là người kể chuyện âm nhạc độc đáo Sài Gòn, qua sóng phát thanh.

Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi ông là một nghệ sĩ như người tình không chân dung của người yêu nhạc. Vì người nghe mê say cách ông trình bày một ca khúc, diễn đạt một ý niệm, mô tả về hình ảnh như du vào mộng, mở cửa vào khu vườn bí mật của mỗi tối phát thanh thứ Năm, chương trình nhạc chủ đề.

dimanche 12 novembre 2023

Bông Lau - Muốn quên

 

Đây là một tấm hình rất nổi tiếng của một phóng viên nước ngoài, chụp được quang cảnh một buổi học tập cải tạo vào năm 1975. Cách đây 48 năm.

Những người ngồi trong hình là tù binh Việt Nam Cộng Hòa. Có lẽ họ là những sĩ quan cấp úy thôi. Nhìn những khuôn mặt nặng nề chịu đựng của họ thì không thể biết được có bao nhiêu khối óc đó đã giác ngộ tinh thần “cách mạng” hay chủ thuyết Cộng Sản?

Nhưng chắc chắn một điều rằng có rất nhiều con em của những tù binh này sẽ không bao giờ quên được những gì người thân của họ đã phải trải qua trong các trại tập trung này.

lundi 25 septembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Tại sao đạo lý suy sụp?

 

Hành khách mua những “đồng xèng” bằng plastic họ gọi là “giơ tông,” bán qua máy. Họ nhét đồng xèng vào cái khe trên cột quay, rồi bước vào, tôi không thấy ai gian lận.

Một bức thư truyền trên mạng từ cả năm nay, chính tôi đã nhận được nhiều lần. Người viết là một thanh niên Nhật đã qua thăm Việt Nam – một người Việt cũng có thể tự nhận như thế để khích động đồng bào.

Tác giả ghi lại những điều đáng buồn thấy mỗi ngày: Người Việt không biết xếp hàng. Người Việt chửi hay còn hơn hát. Người Việt cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng. Người Việt nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa. Vân vân. Về lớp tuổi thanh niên: “… một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình.”

dimanche 21 mai 2023

Phạm Chu Sa - Phan Nhật Nam, kẻ hào kiệt

 

Tôi mượn mấy chữ ghi ở trang đầu tác phẩm “Ải Trần Gian” của Phan Nhật Nam xuất bản năm 1970: “Tặng Phan Duy Nhân – Kẻ Hào Kiệt” để viết về “Người Lính-Viết Văn” Phan Nhật Nam.

Bấy giờ Phan Nhật Nam, nhà văn lính nổi tiếng với các bút ký chiến tranh “Dấu Binh Lửa”, “Dọc Đường Số 1”… Còn nhà thơ Phan Duy Nhân –  bạn học cũ của Phan Nhật Nam – vốn là cán bộ cộng sản nằm vùng, bị thương trong một  trận đánh Tết Mậu Thân, 1968 tại Đà Nẵng, bị bắt và bị xử lưu đày ra Côn Đảo.

Không những thế, cuối năm 1971 khi nghe tin Phan Duy Nhân đã chết trong nhà tù Côn Đảo, tại buổi gặp mặt mấy người bạn ở một quán cà phê trên đường Lê Lợi, Sài Gòn, Phan Nhật Nam đã đặt ly cà phê và châm điếu thuốc lá để tưởng niệm Phan Duy Nhân! Thật ra đó chỉ là tin vịt. Phan Duy Nhân không chết. Tôi nghĩ, cách hành xử của Phan Nhật Nam đối với người bạn cũ đang ở phe đối nghịch như thế mới đáng gọi là “Kẻ Hào Kiệt”.

dimanche 30 avril 2023

Lê Học Lãnh Vân - Lại một mùa phượng nở, hào kiệt đâu bây giờ ?

 

1) Còn in rất rõ trong tâm trí, ngày 30/04/1975 là một ngày đẹp đẽ. Bởi vì nhìn từ bề ngoài, nếu tạm quên quá khứ, ngày đó đem lại nhiều điều rất tốt đẹp cho đất nước: hòa bình, thống nhất! Bên Thua Cuộc đã giữ nguyên vẹn các thành phố lớn đón đội quân Bên Thắng Cuộc trong tinh thần “chế độ nào cũng được, cũng đồng bào mình!”.

Trong ngày ấy, rất nhiều người dân cả hai miền Nam, Bắc thấy mọi khác biệt về Quốc – Cộng tự nhiên bị xóa, cuộc chiến tổn hại sinh lực đất nước ngày hôm qua đã hoàn toàn là quá khứ. Những người trải qua thời đó đều nhớ mình đã rủ nhau ở lại Tổ quốc và hăm hở chuẩn bị góp phần xây dựng hậu chiến như thế nào!

2) Điều đau thương là ngay sau ngày đó, người Việt lại dấn thân vào một cuộc phân chia nghiệt ngã hơn!

vendredi 28 avril 2023

Ngô Nhân Dụng - Kể từ ngày 31 tháng Tư

 

Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết...

Xin nói ngay, không có ngày 31 tháng Tư trong dương lịch, được Giáo Hoàng Gregory XIII áp dụng từ ngày 24 tháng Hai năm 1582.

Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu “ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến.

dimanche 23 avril 2023

Bùi Chí Vinh - Bài thơ cho một “người thua cuộc”

 

Đi tá Vit Nam Cng Hòa Nguyn Công Vĩnh

Trước 1975 là mt con người

D tic cùng v chng Tng Thng

Không khong cách nào gia vua chúa by tôi

Mai Bá Kiếm - “Tương lai tôi không có lối thoát thì còn chỗ dựa nào cho vợ tôi ?”

 

Năm 1994, khi tôi chạy xe xuống dốc cầu Nguyễn Văn Trỗi về hướng Tân Sơn Nhất, bỗng thấy người đàn ông vác thùng carton đi bộ trên vỉa hè ngược chiều, giống y trung úy H.

Tôi thắng xe, gọi “Anh H.”, anh dừng lại kêu “Oh…Kiếm!”. Anh H. bỏ thùng carton xuống, siết chặt tay tôi thật lâu, hai mươi năm rồi anh em mới gặp lại. Anh cho biết, sau khi học tập cải tạo 10 năm, anh đạp xích lô, rồi gặp được chị - có sạp bán thuốc lá sỉ ở chợ Phú Nhuận, cuộc sống bớt vất vả hơn.

Anh H. dẫn tôi tới sạp của chị, giới thiệu “Anh và Kiếm cùng sang Mỹ học bay”. 

samedi 8 avril 2023

Nguyễn Thông - Cây xanh (3)

 

Suốt mấy chục năm ròng rã chế độ xã hội chủ nghĩa, ban đầu ở miền Bắc, sau tháng 4.1975 lan tiếp cả miền Nam, việc phá rừng chặt cây được coi là chủ trương kinh tế.

Rừng trong con mắt và bộ óc nhà cai trị chỉ có giá trị khai thác gỗ, hoặc là đất hoang, phải biến thành đất nông nghiệp trồng lương thực, rau màu. Tất cả những cuộc vận động đi khai hoang, lập quê mới, xây vùng kinh tế mới, thực chất là đi phá rừng.

Nhà cai trị chỉ chú ý đến phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên, chứ gần như không quan tâm tới vấn đề môi trường, sinh thái tự nhiên. Nếu trước kia để giành độc lập, họ sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn, thì giờ đây để có “củ khoai củ sắn thay cơm” họ chả ngại chi chuyện phá rừng. Có thực mới vực được đạo Mác - Lênin, đạo xã hội chủ nghĩa, thì “rừng thiêng nước độc” đâu nghĩa lý gì bởi không đem lại lúa ngô khoai sắn đỗ.

lundi 13 février 2023

Phan Thúy Hà - Quản giáo và tù cải tạo

 

Mình đến thăm bác Vũ Thư Hiên. Khi mình đến thấy một người trước đây là quản giáo của bác ở trại Tân Lập đã đến trước đó.

Bác Hiên nói, cháu Hà được chứng kiến “một sự kiện lịch sử”. Quản giáo đến nhà thăm tù.

Chú từng công tác tại trại Tân Lập.

Trại Tân Lập, một cái tên quen thuộc với mình sau khi đọc nhiều cuốn hồi ký cải tạo của các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa.

dimanche 22 janvier 2023

Lê Học Lãnh Vân - Nguyên nhân gốc đích thực

 

Ngàn năm qua, lịch sử chép rằng Dương Quý Phi sắc nước hương trời làm hư hỏng vị minh quân Đường Minh Hoàng! Khoảng hai trăm năm trước, Nguyễn Du nghĩ khác khi viết về Dương Quý Phi như sau:

Tự thị cử triều không lập trượng,

Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành