Affichage des articles dont le libellé est 30 tháng Tư. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est 30 tháng Tư. Afficher tous les articles

jeudi 18 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (8)

VIII) Chuyện tình cốt nhục sau tháng Tư 1975 và buổi thăm nuôi nhạt nhòa nước mắt

8.1) Cuộc chiến 1954-1975 để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc trong những gia đình có người thân ở cả hai phía.

Lẽ ra những ngày sau tháng 4.1975 phải là thời điểm chứa chan hạnh phúc của sự sum họp gia đình sau một thời gian dài đằng đẳng phân ly.

Vậy mà, ở nhiều gia đình, sự mừng vui, chan hòa thì ít, sự bất đồng, thậm chí xung đột, nhiều hơn. Các ông bố, ông anh “cách mạng” thường lên lớp những thằng con, thằng em “ngụy” của mình bằng những bài kinh nhật tụng vẫn được hô ra rả trên các hệ thống loa phường. Người khổ tâm nhất trong những vụ này thường là các bà mẹ già, “vừa vui sum họp, đã sầu chửi nhau”.

mardi 16 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (7)

VII) Khi số phận đã an bài

Lúc ấy là khoảng tháng 7, tháng 8.1976. Sau hơn một năm làm việc, cơ quan quản lý trại giam Bộ Nội vụ hoàn tất việc thanh lọc ra những người “có tội với nhân dân”.

Hai quyết định được ban hành cùng lúc, một để trả tự do cho khoảng một, hai trăm người người xét không có tội, một quy định việc tập trung cải tạo ba năm cho đại đa số những người còn lại. Quyết định sau nhấn mạnh đến hai chi tiết:

- Ai lập công chuộc tội sẽ được cho về trước thời hạn 3 năm.

- Ai ngoan cố không chịu học tập, lao động, sẽ bị kéo dài thời hạn cải tạo sau 3 năm.

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (6)

VI) Một trường hợp « chuyển đổi giới tính » tại Long Thành

Câu chuyện xảy ra vào những ngày trước cái tết xa nhà đầu tiên của lũ chúng tôi, một cái tết mà ai nấy cũng biết là sẽ rất đau buồn. Bữa nọ, cụ Phạm Trọng Nhân (đã giới thiệu trong một bài trước) lục đâu ra một vở kịch thơ có nhan đề Chiến Sĩ Triều Trần và nuôi ý định tổ chức trình diễn tác phẩm này.

Hai nhân vật chính trong tác phẩm là vị tướng Trần Bình Trọng của nhà Trần bị giặc Nguyên-Mông bắt giữ, và cô công chúa Mông Cổ được giao nhiệm vụ dụ hàng ông. Vai cô công chúa phải có mặt xuyên suốt vở kịch và ngâm thơ từ đầu đến cuối. Bên cạnh hai nhân vật chính này còn có nhân vật tướng Mông Cổ, anh lính hầu tướng Mông Cổ và cô a hoàn của công chúa.

Sau khi tham khảo bạn bè, cụ Nhân nhất trí giao vai Trần Bình Trọng cho anh Dorohiem, người Chăm, em ruột anh Đỗ Hải Minh, học khóa 11 Quốc gia Hành chánh, chức vụ cuối cùng là Giám Đốc tại Bộ Phát triển Sắc tộc. Còn vai công chúa Mông Cổ thì cụ chỉ sang tôi, vì hai lẽ:

jeudi 11 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (5)

5.2) Những bữa tiệc « hàm thụ » ở trạm xá Long Thành

Vào tháng 9 năm 1975, số bệnh nhân nằm điều trị tại trạm xá Long Thành chỉ vào khoảng 9-10 người, trong đó có hai người cao tuổi.

Người thứ nhất là cụ Nguyễn Văn Tho, Trưởng khối Dân tộc Thượng viện, được hai cán bộ y tế chỉ định làm người trưởng nhóm. Người thứ hai là bác K., sau khi tình cờ biết mình từng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh, bác cho biết bác là bố vợ anh Ngô ĐL, một khóa đàn anh của mình, lúc ấy đã qua đời.

Ở trạm xá, bác K. là người phương phi nhất, vóc dáng khỏe mạnh, da mặt đỏ hồng. Bác lại là người nằm bệnh lâu nhất trong nhóm.

mercredi 10 avril 2024

Nguyễn Thông - Tháng Tư

 

Năm nay cờ quạt băng rôn dường như ít hơn, chứ cứ mọi năm vào tháng này tầm này đỏ lòe nhức con mắt.

Ông hàng xóm nhà tôi bảo bệnh hình thức, thích cờ quạt băng rôn khẩu hiệu đã ăn vào lục phủ ngũ tạng đám cầm quyền rồi, mạn tính rồi. Họ chả bỏ được đâu, chỉ là chưa xòe ra đó thôi.

Lại sực nhớ, chính cái ông đầu đảng bây giờ, lúc mới tại vị đã ra chỉ thị các địa phương, cơ quan đơn vị cấm bày vẽ khẩu hiệu, cấm tổ chức đón rước cán bộ lãnh đạo tới làm việc, nhưng chỉ được dăm bữa nửa tháng, rồi chả đứa nào tuân chỉ. Mà buồn cười nhất là chính ông ấy cũng xé lệnh, lại tiền hô hậu ủng, chữ nghĩa giăng đầy, cờ quạt rợp trời.

mardi 9 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (4)

 

V) Những chuyện kể ở trạm xá Long Thành

V.1) Chuyện chiếc bô nhựa và bịch tro than

Tháng 8.1975, học viên trường 15 NV (Làng cô nhi Long Thành cũ) cảm thấy thể chất của mình không còn được như cũ. Từ những bữa ăn có trị giá cao đến những bữa ăn theo chế độ tập trung bằng ngân sách nhà nước, cơ thể con người không kịp thích ứng, nhiều thứ bệnh “trời ơi đất hỡi” xuất hiện và lan truyền nhanh hơn virus Covid.

Trước tiên phải kể đến bệnh “gảy đàn”. Các đương sự ngồi đâu gảy đó, gảy ngoài rồi đến gảy trong, gảy hết ban ngày đến ban đêm, gảy cả những ngóc ngách sâu kín nhất chưa từng gảy bao giờ. Dù sao, trong cái gảy này, còn có cái ... sướng, nhiều người cố giảm thiểu chúng bằng những viên multivitamin mang theo.

dimanche 7 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (3)

 

(Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đã lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, bình tâm và không cực đoan trong các bình luận của mình).

Thân tặng Moc Nguyen và các bạn đồng cảnh ngộ ở Long Thành, Xuyên Mộc (1975-1982)

IV) Chuyện gì đã xảy ra sau thời hạn một tháng?

Trong tháng đầu tiên ở Long Thành, mọi người được trải qua một đời sống thoải mái, xe của các nhà hàng Á Đông và Đồng Khánh tiếp tục chở thức ăn lên. Song ngay trong buổi sáng đầu tiên sau cái đêm khuya được chở lên trại bằng xe camion bít bùng, mọi người sớm chứng kiến một cảnh tượng lạ lẫm.

Một chiếc GMC không mui chở theo khoảng một chục thanh, tráng niên gầy gò, trên thân người chỉ độc một chiếc quần đùi. Những anh này được thả xuống, với cuốc xẻng trên tay, bắt đầu đào những hố xí dọc theo hàng rào kẽm gai vây quanh làng cô nhi cũ. Cảnh tượng lúc ấy giữa chúng tôi và nhóm người này là một trời một vực. Một bên là ăn trắng mặc trơn, một bên là tả tơi, ốm đói. Đứng cách nhau độ ba, bốn mươi mét, một người trong chúng tôi bỗng kịp nhận ra một trong số người mặc quần đùi này là anh Trưởng ty Công chánh Phước Long!

vendredi 5 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (2)

 

II)  Những đoàn xe giữa đêm hôm khuya khoắt

Với số tiền ăn đã đóng hơn 13.000 đồng cho một tháng, ngay buổi chiều nhập trường Trưng Vương, mọi người đã nhìn thấy nhiều chiếc xe của nhà hàng Á Đông và nhà hàng Đồng Khánh chở thức ăn tới. Bữa ăn sang trọng gấp ba, gấp bốn một bữa ăn thông thường hàng ngày! Sự yên tâm, phấn khởi nhờ thế mà tăng lên.

Khoảng 10 giờ 30 tối hôm sau, 16.06.1975, mọi người được lệnh tập trung hết dưới sân trường Trưng Vương, mang theo đầy đủ tư trang, vật dụng. Sau những thông báo và quy định cần thiết về trật tự, sự im lặng cần thiết trong hành trình sắp tới, mọi người lặng lẽ leo lên những chiếc xe GMC bít bùng. Khung xe được bao bọc bởi những tấm bạt nối với nhau, để lộ nhiều chỗ hở, giúp người trong xe có thể nhìn thoáng ra ngoài.

mercredi 3 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (1)

 

Gần nửa thế kỷ qua, những ngày tháng Tư hàng năm bao giờ cũng là thời khoảng mang đến cho nhiều lớp người Việt Nam những kỷ niệm khó quên, nhiều ám ảnh nặng nề của quá khứ. Chúng được mở đầu bằng “Ngày nói dối” (1.4) và kết thúc bằng thời điểm 30.4 làm thay đổi số phận của hàng triệu con người.

Lớp người từng trải qua những ngày tháng tư ấy nay hầu hết đã thuộc về thành phần “thất, bát, cửu thập cổ lai hy”. Một số người đã bị thời gian loại ra khỏi sân khấu cuộc đời, số còn lại, người thì nghễnh ngãng, người phải vật lộn với nhiều căn bệnh mãn tính lăm le vùi dập kiếp người. Một thiểu số còn lưu giữ trong ký ức của mình những hình ảnh cũ trong tâm thế không vui, cũng chẳng buồn, coi như đó là những màn biến ảo, đầy hỷ nộ ái ố, trong một vở trường kịch kéo dài.

Những câu chuyện vụn vặt này được kể ra không phải để trách phiền quá khứ, hay nung nấu thêm những tình cảm đã một thời dằn vặt mỗi con người. Kể lại chúng chỉ để bổ sung vào bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam sau 1975, vì chúng là một phần không thể thiếu của lịch sử.

mardi 2 avril 2024

Tôn Nữ Thu Dung - Những Ngày Của Tháng Tư

 

(Tặng Ba, người đã dạy con chữ nhân và Mẹ, người đã tập con chữ nhẫn.)

Ngày 2 tháng Tư, tôi mất Nha Trang.

Đêm trước, ba tôi không về nhà, ông ở lại nhiệm sở để đốt hồ sơ nhân viên. Mẹ bảo tôi mang Coramine và các loại thuốc Tension lên cho ông. Tôi với chiếc Cady nhỏ xíu đi trong một thành phố hoảng loạn…

Trước đó anh rể tôi đã giữ chỗ cho cả nhà trên một chiếc tàu hải quân neo ở Cảng Cầu Đá trước mặt Đội phòng thủ hải cảng. Nhưng ba tôi nói : Ba chưa đi được đâu. Ba còn nhiều việc. Con cứ lo cho gia đình con, ba sẽ đi sau… Sau đó nhiều năm anh kể: anh đã khóc như con nít, uất ức như năm 74 khi tàu anh ra gần tới Hoàng Sa thì nhận lệnh quay về. Nếu gia đình mình cùng đi thì ba đâu có chết.

lundi 1 avril 2024

Thọ Nguyễn - Tháng Tư, ám ảnh lý lịch

 

Từ bé tôi đã mang trên người một bản lý lịch « đẹp ». Ba má tôi tham gia kháng chiến chống Pháp ở Liên khu 5 rồi ra Bắc tập kết. Với bản lý lịch đó tôi có cuộc đời khá êm đẹp so với nhiều bạn bè.

Với năng lực chuyên môn của mình nhẽ ra tôi có thể làm quan to, thậm chí rất to và nếu khôn ngoan có thể hạ cánh an toàn, nhà cao cửa đẹp. Đến giờ tôi vẫn là anh thợ cần cù làm việc là do cá tính của mình chứ hoàn toàn không phải vì lý lịch.

Nếu như với tôi bản lý lịch là đôi cánh cho cuộc đời, thì đối với nhiều người Việt khác lý lịch lại là một cái gông, là một nỗi ám sảnh mỗi khi phải nghĩ đến nó. Hồi những năm 1960 ở Hà Nội tôi luôn cảm thông với những đứa trẻ bị thiệt thòi vì lý lịch « xấu ». Ví dụ như thằng Hà con ông Kỷ nhà số 8 Lê thánh Tông [1], hay thằng Min con ông Cần ở số 5 Phan Huy Chú [2], hay thằng Hùng Gã Đầu Bạc con nhà Cự Hương ở 35 Hàng Đào.

dimanche 29 octobre 2023

Bông Lau - Thị trấn Cheo Reo tỉnh Phú Bổn

 

Nếu không có cuộc di tản đẫm máu của Quân Đoàn 2 vào tháng Ba năm 1975 thì rất ít người biết địa danh Cheo Reo – Phú Bổn nằm ở đâu.

Hôm nay tình cờ thấy lại những tấm hình xưa của phần đất quê hương heo hút lặng lẽ ở thập niên 60 và 70. Thấy được cuộc sống đơn sơ mộc mạc của đồng bào thiểu số ở đó.

Trong khung cảnh núi rừng còn có căn chòi lợp bằng tranh của Linh mục người Pháp tên Jacques Dournes. Ông sống ở đó với một con chó để làm bạn. Có lẽ sứ mạng của ông là mang đức tin Thiên Chúa đến vùng đất hoang vu này.

dimanche 7 mai 2023

Từ Thức - Vài câu hỏi nhức nhối, 48 năm sau

 

48 năm !

Gần một nửa thế kỷ trôi qua, vết thương vẫn chưa lành. Và chắc sẽ không bao giờ lành đối với hàng triệu gia đình, trong khi có những người khác, đứng đầu là nhà nước, có cơ hội ‘’hát trên những xác người’’ để ăn mừng chiến thắng. Có cơ hội để khoe khoang, đánh bóng quá khứ, để dân quên thực  tại đất nước không có gì đáng kiêu hãnh.

Vài câu hỏi nhức nhối nhiều người đặt ra, hay tự hỏi.

Thứ nhất, có nên tổ chức tưởng niệm ngày 30/4, nửa thế kỷ sau ?

mercredi 3 mai 2023

Dương Quốc Chính - Xe tăng 390 và 843

 

Trong biên bản hội đàm với Liên Xô vào tháng 10/1975, tổng bí thư Lê Duẩn có nói với tổng bí thư Brezhnev:

"Hai xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập ngụy là hai xe tăng Liên Xô. Những xe tăng đó đã đi từ Hà Nội vào Sài gòn, trải qua đoạn đường dài mấy nghìn cây số".

(Hết trích)

Đó chính là lý do chiếc xe mang số 390 không được công nhận là chiếc đầu tiên vào Dinh Độc Lập, bởi vì nó do Trung Quốc sản xuất! Thay vào đó là chiếc số hiệu 843 do Liên Xô sản xuất.

lundi 1 mai 2023

Cù Mai Công - Trận cuối cùng dữ dội nhất ở Sài Gòn ngày 30-4-1975 ở Bảy Hiền-Lăng Cha Cả

Dù sáng 30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh đã yêu cầu binh sĩ Việt Nam Cộng hòa “ngưng nổ súng", vẫn còn trận cuối cùng dữ dội, đến tận trưa, chiều ngày 30-4 ở Sài Gòn: cửa ô Bảy Hiền - Lăng Cha Cả, sát bên Ông Tạ.

Tiếng bom đạn liên tục dội lên ở khu vực này từ rạng sáng 30-4. Dân Ông Tạ báo nhau: “Ở Bảy Hiền, Lăng Cha Cả đánh nhau lớn lắm”. Như một số gia đình khu này, ba tôi chuẩn bị cho mỗi người trong gia đình một ba lô với đầy đủ những gì cần cho một cuộc di tản đến nơi an toàn hơn. Một thói quen thời chiến tranh của nhiều gia đình miền Nam. Tôi lúc ấy 13 tuổi cũng có một cái - dù vai bên trái đã trúng miểng đạn từ chiều 29-4.

Lực lượng chủ yếu của Quân Giải phóng tấn công vào đây là Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) và Trung đoàn xe tăng 273. Trong đó có một chiến sĩ sau này là nhà văn Bảo Ninh, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi buồn chiến tranh”. Lúc ấy, ông là lính trinh sát của Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24 và đã viết rất chi tiết trong bài ký “Đêm cuối cùng ngày đầu tiên”: “Mãi tới 14 giờ 30, quân ta mới dứt điểm được ổ đề kháng cuối cùng ở góc phía Tây phi trường”. “Nỗi buồn chiến tranh” trong ông hẳn cũng có nỗi buồn của trận chiến nơi đây?

Nguyễn Quang Lập - Ghi chép về một ngày khó quên (2)

10 giờ 30. Bộ đội trung đoàn 24 sư đoàn 10 chiếm được cổng số 5 Sân bay Tân Sơn Nhất. Lính Cộng hòa ôm súng ngồi ngẩn, họ đã nghe tuyên cáo của Tổng thống. Bộ đội cũng đã biết tuyên cáo này, họ đối xử rất nhẹ nhàng với lính Cộng hòa. Bộ đội tập trung tù binh lại yêu cầu lính Cộng hòa nộp vũ khí, cởi hết quân phục, rồi ai về nhà nấy. Lính Cộng hòa làm theo nhưng rất ít người về. Họ ngồi lại, không ai nói với ai, có người khóc.

Lữ đoàn 203 tăng – thiết giáp qua cầu Sài Gòn. Một dàn tăng M48 của lính Cộng hòa nghênh chiến. Tàu chiến Quân lực Cộng hòa giữa sông đang lao tới. Đúng lúc Dương Văn Minh đọc tuyên cáo. Tất cả khựng lại. Thừa dịp tăng Lữ đoàn bộ đội 203 tiến vào Hàng Xanh, chục chiếc tăng chia làm hai ngả. Năm chiếc vào đường Hồng Thập Tự (nay là Xô Viết Nghệ Tĩnh và Nguyễn Thị Minh Khai), năm chiếc vào đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ). Cả hai cánh đều hướng về Dinh Độc Lập.

Một trung đội lính Cộng hòa ngồi dưới chân cầu Sài Gòn, họ hút với nhau một điếu thuốc rồi giải tán. Giản dị như cày xong thửa ruộng.

Nguyễn Quang Lập - Ghi chép về một ngày khó quên (1)


(Đôi lời: TM đăng lại để lưu giữ về một ngày lịch sử, dù cách viết có phần thiên kiến).

Ngày nào trên thế gian đều là ngày đáng nhớ của người này, ngày đáng quên của người khác; ngày đặc biệt của người này, ngày bình thường của người khác. Ngày 30.4 cũng vậy.

Nó là ngày đáng nhớ của George Washington, Tổng thống Mỹ đầu tiên. 30.4.1789 trên ban công Tòa nhà Liên bang Phố Wall thành phố New York, G. Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên của Hoa Kỳ. Với Gerald Ford, Tổng thống Mỹ thứ 38, ngày 30.4.1975 là ngày đáng quên, khi ông đã trực tiếp điều hành một cuộc tháo chạy nhục nhã nhất lịch sử nước Mỹ.

Nhà văn Duyên Anh gọi ngày 30.4.1975 là “Ngày Sài Gòn dài nhất”. Học theo Hans Speidel, Duyên Anh cũng viết một cuốn sách có tên “Ngày dài nhất”. Chỉ khác “Ngày dài nhất” của Hans Speidel là ngày mở đầu chiến dịch Overlord của quân Đồng Minh nhằm tiêu diệt Phát xít Đức, chiến dịch tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử, trận Normandie ngày 6.6.1944; “Ngày dài nhất” của Duyên Anh là ngày kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh, chấm dứt thể chế Đệ nhị Cộng hòa.

Lê Đức Dục - Ngẫm khúc 30 tháng Tư

1.

VĨ TUYN

Nếu hip đnh Geneve không cht kèo ngay vĩ tuyến 17

Mà kéo vào vĩ tuyến 16 đèo Hi Vân

Nhng ông cu tôi có th đã là lit sĩ

Không phi là t sĩ phía bên kia xao xác m phn

Nguyễn Phúc Sông Hương – Những bài thơ tháng Tư

 

Xin giới thiệu ba bài thơ đầy hào khí của nhà thơ Nguyễn Phúc Sông Hương, nguyên thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Sư đoàn 18 BB, người trực tiếp dự trận Xuân Lộc (TM).

THÁNG TƯ, LÍNH KHÔNG CẦN HỚT TÓC

Tháng Tư, lính không cn ht tóc

Tóc dài c đ tóc dài thêm,

Giáp trn, chng ai cn nón st

Đu trn, tóc dng, mt trng lên.

dimanche 30 avril 2023

Lê Học Lãnh Vân - Lại một mùa phượng nở, hào kiệt đâu bây giờ ?

 

1) Còn in rất rõ trong tâm trí, ngày 30/04/1975 là một ngày đẹp đẽ. Bởi vì nhìn từ bề ngoài, nếu tạm quên quá khứ, ngày đó đem lại nhiều điều rất tốt đẹp cho đất nước: hòa bình, thống nhất! Bên Thua Cuộc đã giữ nguyên vẹn các thành phố lớn đón đội quân Bên Thắng Cuộc trong tinh thần “chế độ nào cũng được, cũng đồng bào mình!”.

Trong ngày ấy, rất nhiều người dân cả hai miền Nam, Bắc thấy mọi khác biệt về Quốc – Cộng tự nhiên bị xóa, cuộc chiến tổn hại sinh lực đất nước ngày hôm qua đã hoàn toàn là quá khứ. Những người trải qua thời đó đều nhớ mình đã rủ nhau ở lại Tổ quốc và hăm hở chuẩn bị góp phần xây dựng hậu chiến như thế nào!

2) Điều đau thương là ngay sau ngày đó, người Việt lại dấn thân vào một cuộc phân chia nghiệt ngã hơn!