Affichage des articles dont le libellé est Ẩm thực. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ẩm thực. Afficher tous les articles

dimanche 21 avril 2024

Thái Vũ - Về cái gọi là bánh chưng

 

Hình trên là miếng bánh chưng.

Các hình tiếp theo là cái gì, để cho người hay vua Hùng ăn thì tôi xin để các bạn tự định nghĩa.

Học nấu ăn, trong phần Buffet sẽ có chương nói về Visual characteristics of food, bàn về màu sắc, hình ảnh kết cấu (texture), độ bóng (glossiness), cấu trúc bề mặt (surfce structure), kích thước (size) hình dáng (shape)... của một món ăn ảnh hưởng thế nào tới cảm giác, ấn tượng đầu tiên của thực khách.

Phan Đại - Giỡn mặt Tổ!

 

Bánh chưng khổng lồ giỗ Tổ - Kệch cỡm tư duy văn hóa ẩm thực

Lát sắn mốc hấp - Giá trị trị hoài niệm hơn một món ăn

1. Năm nay giỗ Tổ Hùng Vương người ta lại dâng bánh chưng 7 tấn, bánh dày 3 tấn. Cách đây cũng lâu rồi, khi đó cái bánh dày dâng vua hình như nặng chỉ 1 tấn. Tôi chen lấn giữa đoàn người chật cứng sán vào xin chút lộc bánh khổng lồ. Thề luôn, lúc chen được tới nơi trước mắt nó không phải cái bánh dầy mà là một đống bầy nhầy nát choét. Tôi không dám thụ lộc cũng ko dám chia sẻ ý kiến gì nhưng ám ảnh với cái đống không hình dung là đồ ăn đấy.

Năm nay lại dâng bánh khổng lồ, tôi tin rằng nếu vua Hùng có thiêng thì kiểu gì cũng có đứa gẫy răng cho xem.

jeudi 18 avril 2024

Nickie Tran - Những Tô Phở Tìm Đường Vượt Biển


Hôm trước đăng bài review phở, có bạn vô chỉ ra tô phở 54 và tô phở 75 khác nhau như thế nào. Tự nhiên cả đêm nghĩ về những con số đến độ không ngủ được.

Còn nhớ lúc mới qua Mỹ, thành phố nhỏ xíu miền Mid West gần như vắng bóng người Việt.  Nghe bạn bè trong trường kể có chị Việt Nam nào đó mở nhà hàng ở gần trường. Gần đây là 4 miles ; 0.6 mile là 1 cây số. Thế là đứa con nít để dành tiền đi bộ gần 7 cây số để đi tìm tô phở như phở nhà bà Hải bắc kỳ hồi nhỏ má hay dắt đi ăn. Đến nơi mới biết chị đó người Việt nhưng lại bán đồ Tàu phiên bản Mỹ. Đến giờ còn nhớ khuôn mặt ngạc nhiên của chỉ khi bước vô nhà hàng thì thầm : Chị bán em tô phở.

Rồi sau đó ăn đủ thứ phiên bản của phở. Phiên bản miền Bắc (Mỹ) lạt lẽo loe hoe vài cọng rau giá. Phiên bản miền Nam (Mỹ) ê hề thịt và mùi vị quê hương đến mức mà nhiều tô phở mình thấy còn ngon hơn ở xứ Việt. Rồi lại ăn tô phở quận 13 của Paris hay tô phở gà lạc lõng ở quận 8, xa hẳn cộng đồng người Việt nhưng lại đúng vị đậm đà điểm xuyết thêm tí lá chanh.

samedi 13 avril 2024

Trịnh Đình Sĩ - Trăm Năm, Bánh Croissant

Chắc chắn, bất cứ ai trong chúng ta, trước nay qua đời mình cũng từng cầm loại bánh này nhiều lần. Hình thức và nội dung của nó có thể rất khác nhau ở xứ Việt, to nhỏ, giòn hay mềm, có nhân phô-ma hay không nhưng tựu trung, trước sau nó vẫn chỉ có hai cái tên phổ biến: Croissant, hoặc “con Cua” (Crabe). (1)

... Điều buồn cười nhất, bây giờ nếu bạn đi mua loại bánh này nơi những lò bánh mì đã “Việt hóa” 100 % hoặc những xe bánh mì thịt, thậm chí nơi cả những tiệm bánh ngọt không thấy có “yếu tố Pháp”. Khi bạn nói: “Bán cho tôi một cái bánh croissant”, người ta sẽ nghệt mặt ra. Nhưng nếu bạn nói: “Cho tôi một cái bánh con Cua”, chắc chắn ai cũng biết nó là cái gì.

Thật đấy, bạn cứ vào tiệm Chả Nghĩa ở Nguyễn Đình Chiểu, tiệm bánh mì Hà Nội ở Nguyễn Thiện Thuật hay nhan nhản bao nơi khác, bạn cứ nói chữ “croissant” xem, để tự kiểm chứng. Không phải là nỗi buồn vì bây giờ, người ta – mà không ít người đã đứng tuổi – đã không biết chữ “croissant” nghĩa là gì. Mà là một phân vân, về cả nền văn hóa mà người Pháp đã dày công vun đắp ở đây từ cả trăm năm ấy, nay cũng đã thành bụi thời gian.

dimanche 7 avril 2024

Phạm Công Luận - Đổ một ly xây chừng vào dĩa

 

Kiểu cà phê đổ ra dĩa để uống (hay gọi là húp) một thời phổ biến có từ khi nào và đến khi nào thì tàn lụi?

Có người cho rằng kiểu uống này phải có từ thời Pháp thuộc, cuối thập niên 1910. Mỗi buổi sáng sớm thời đó, dân phu phen bốc vác hay phu kéo xe ra tiệm nước ngồi, ăn sáng uống cà phê xong rồi lên đường kiếm ăn.

Nhiều khi có việc phải đi ngay, hay khách kêu xe kéo chạy gấp, họ đổ ly cà phê xây chừng (ly cà phê đen nhỏ) vào cái dĩa cho mau nguội rồi húp cho nhanh. Họ cần chất caféin cho tỉnh táo nên phải uống cho xong ly cà phê mới lên đường được. Từ đó, nảy sinh một kiểu uống cà phê kỳ lạ trên đất Sài Gòn và có thể là cả miền Nam mà người trẻ lớn lên sau này không tưởng tượng ra. Giả thuyết này tạm gọi là có lý.

lundi 11 mars 2024

Thái Hạo - Mưa dầm, ngồi kể chuyện trà

Năm 2016 tôi chuyển chỗ ở lần nữa, sau khi quyết định nghỉ dạy học, về vườn làm nông dân. Đó là một khu vườn ở ngoại ô, thưa vắng nhà, có cả cao su, hồ tiêu, cây trái và một “rừng” trúc hoang sơ đẹp như mộng.

Trong khu vườn ấy còn có hai chiếc ao, một ao đáy đá ong, nước trong xanh có thể vo gạo, rửa rau; ao còn lại thì bùn sâu, lội xuống ngập quá đùi. Dưới cái ao thứ hai này là súng, những bông súng to lớn, tối đến là bung nở như hàng trăm chiếc đèn hoa đăng, lung linh dưới trăng sao.

Tôi trồng thêm sen, có cả thảy ba giống, sen ta và “sen tây”, sen hồng và sen trắng, cánh đơn và cánh kép. Chẳng mấy chốc, sen đã mọc kín mặt ao, hoa lừng lững mọc lên, kiêu hãnh nở tràn. Tôi bắc một cây cầu vươn ra gần giữa ao, làm sạp để ngồi, dưới tán sung sum suê xanh mướt.

Đặng Chương Ngạn -Trà và tự do

 

Những ngày gần đây, mọi người đang bàn nhiều về trà đạo.

Tôi nhớ mình từng là một kẻ nghiện trà.

Tôi không nghiện rượu, không hút thuốc, nhưng nghiện trà. Tôi rất thích câu chuyện của Nguyễn Tuân về một gã ăn mày khi được mời trà dám thưa với chủ nhà: "Chỉ hiềm rằng bình trà của ngài cho nó lẫn mùi trấu".

Tôi uống trà ngon. Và, khi không có trà ngon vẫn cố kiếm một cốc trà nóng. Không uống được trà đá, trà nguội, trà ướp các thứ hương vị.

samedi 2 mars 2024

Đinh Huy Hoàng - Xưa ơi

 

1. Mươi năm trước phố Lò Đúc nổi lên "hiện tượng lẩu Long Bẹt".

Đông kinh khủng. Và rất rẻ. Thành thử có cảm giác như cả quận Hai Bà kéo đến mỗi tối. Chật kín ngõ ngách, tầng trên tầng dưới. Muốn ăn phải chờ.

2. Có đận chờ lâu quá, tôi rút điện thoại gọi luôn lên công an phường. Phàn nàn lấn chiếm vỉa hè.

mardi 13 février 2024

Võ Khánh Tuyên - Tếu

 

Chắc hẳn thời đi học ai cũng từng gặp chuyện: Thầy Cô giáo lỡ viết sai/viết lộn gì đó trên bảng, học sinh phát hiện được.

Thế là Thầy Cô mới cười cười nửa đùa nửa thiệt: Tui cố ý sai để  thử coi mấy em có thấy điểm sai hay không đó mà. Ahihi...đồ ngốc! Gần như ai cũng biết là Thầy Cô giỡn....

Chơi Facebook cũng zị á. Gặp mấy tay KOL - nhất là có tick xanh, khi hồ đồ viết status mạt sát người khác, bị dân chơi phản ứng lại....thì sẽ có hai kiểu biến bại thành thắng:

Phan Mạnh Tường - Tư cách thế này mà là nhà báo ?

 

Mỗi địa phương có thế mạnh ẩm thực riêng. Nói như gã nhà báo, KOL này thì cháo lươn Vinh chấp cả Hà Nội.

Vấn đề đáng bàn ở đây là với tư cách một nhà báo có nên đăng tut phân biệt thế này không ?

Bao năm đói rã họng nhai bo bo trợn mắt, bây giờ có tí tiền vội ngồi bàn ẩm thực.

lundi 12 février 2024

Hà Phan - Gà què ăn quẩn cối xay

Cơm mẹ nấu bao giờ cũng ngon nhất, không phải bởi hơn hẳn thiên hạ mà vì tình thâm và hoài niệm ngày cơ cực ấu thơ.

Hàng quán đầu ngõ chẳng nơi nào bằng, khi chúng ta chỉ quanh quẩn khu phố mình và trong đầu chỉ biết chưa nơi nào hơn!

Ẩm thực ngon hay dở, thưởng thức ra sao chủ yếu do thói quen và khẩu vị vùng miền. Phở Hà Nội cũng như bún bò Huế hay bún mắm Sài Gòn, bánh canh ngoài Trung... có thể ngon với những người yêu quý hương vị quê nhà. Nhưng đem đến nơi khác, với nhiều du khách thử vị thì chưa hẳn đã ưng ý. Chấp thì ok thôi, nhưng người ta có chấp mình không ?

Nguyễn Đình Bổn - Nói cho thằng ngu nghe nè!

 

Sài Gòn có đủ các món ăn nam trung bắc và được chắt lọc lại cho hợp khẩu vị người Sài Gòn.

Vì vậy rất dễ hiểu vì sao người Sài Gòn ra Hà Nội ăn phở thấy dở hơn phở Sài Gòn, ra Huế ăn bún bò, ra Quảng Nam ăn mì quảng, về miền tây ăn hủ tíu có khi thấy...hông ngon. Ẩm thực mà viết như mày là ngu lắm biết không con?

Mà ta nói cho biết nè, từ sau 1954 đến đầu 1990, Hà Nội có gì đáng để gọi là ẩm thực đâu? Đói vàng cả mắt. Nay mới no đủ chút cái giọng đã tanh tanh rồi!

Liễu Hằng - Học ăn học nói

 

Nói thiệt, ông bà tui “theo tàu vào Nam” nhưng tui không khoái món Bắc.

Với tui, món Bắc như cô gái gầy, có thể lung linh khi cat walk nhưng xáp lại thì thiếu cái sexy mỡ màng.

Tui khá “nhiều chiện”, riêng ẩm thực lại ngần ngại khi luận bàn. Bởi trong cái mặn ngọt, dày mỏng của từng miếng ăn, thấm đẫm lịch sử vùng miền, đẫm cả cái khắc nghiệt hay trù phú.

Hoàng Linh - Phở của bố mầy

 

Cha nội Hà Quang Minh dưng không mượn chuyện phở chửi dân Sài Gòn, vẫn theo phong cách 'biết bố mầy là ai không?'

Vâng bố con ông là nhất rồi, nhưng dưng không khen mình rồi xổ toẹt cả một vùng miền là xúc phạm nhiều người đấy.

Nhiều năm tôi được anh Hồ Hùng Vân (phó giám đốc) Saigon Tourist và chị Loan New World mời làm giám khảo các cuộc thi vua đầu bếp, với tư cách người chấm điểm theo khẩu vị riêng.

mardi 6 février 2024

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (3)

 

Kỳ 3: NHỚ BÁNH TÉT XƯA...

Lúc còn nhỏ, tôi nhớ má tôi năm nào cũng gói bánh tét để ăn dần mấy ngày Tết, một thói quen mà bây giờ khó có thể tìm lại khi các anh chị em tôi mỗi người đều có một gia đình riêng.

Ngoài bánh tráng, bánh phồng, dưa hấu trong mấy ngày Tết, chỉ có bánh tét là giữ được khá lâu mà không bị hư.

*&*

Năm nào nhà tôi cũng chộn rộn vì lo gói bánh tét. Trước tiên là phải đi tìm cây lát ở bờ ao hay mé sông. Đó là loại lát có ba cạnh tròn trịa, bóng lưỡng. Còn có một loại lát cũng ba cạnh nhô ra, loại này không thể dùng để cột đồ vì nó dễ bị đứt.

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (2)

 

Kỳ 2: KHỔ QUA CÓ HẾT ĐẮNG ?

Gần Tết tôi thấy khổ qua rẻ nên mua mấy ký về làm món chay để ăn dần mấy ngày Tết ngán thịt cá. Món này được chế biến làm giảm bớt vị đắng của loại rau củ này.

*&*

Khổ qua còn có tên là mướp đắng. Ở Gò Công từ nhỏ tới lớn, tôi chỉ nghe gọi là "ổ qua", tuy vậy để thống nhất cách gọi tôi nghĩ nên gọi nó là "khổ qua", chắc là ai cũng biết như từng thưởng thức cái vị đắng đặc biệt của nó mỗi khi Tết đến.

"Chừng nào ớt ngọt như đường

Khổ qua hết đắng, đạo cang thường hết thương"

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (1)

 

Kỳ 1: LẠI MỘT MÙA KIỆU TẾT

Mười mấy năm nay tôi hay làm kiệu tết cho người quen thay vì biếu xén bánh trái ngoài tiệm. Không biết ăn ra sao mà năm nào gần đến tết gặp tôi, mọi người hay hỏi: "Tết năm nay có làm kiệu không?"

Dù có năm tôi mệt mỏi vì đủ thứ chuyện trong nhà định ngưng làm kiệu tết, vậy mà sau đó tôi bị mấy bà bán kiệu dụ dỗ và tôi lại làm.

*&*

Làm kiệu có nhiều cách khác nhau nhưng khâu thành phẩm cuối cùng đều giống nhau, và tôi đã chọn cách làm riêng của mình.

mercredi 20 décembre 2023

Huỳnh Thị Tố Nga - Miếng ăn là miếng tồi tàn

 

Ông bà ta có câu "học ăn, học nói, học gói, học mở" là để dạy cho con cháu cách ứng xử trong những sinh hoạt hàng ngày sao cho tao nhã, lịch sự. Mở rộng hơn, đó là văn hóa trong ứng xử giữa người và người, là nét văn minh của con người.

Người Nhật, họ có văn hóa ẩm thực đặc trưng. Không bàn về thức ăn thế nào, nét đặc trưng của họ là tất cả các thành viên trong gia đình đều có phần ăn riêng. Mỗi món, cho dù là chút ít nước chấm, cũng phải chia riêng thành mỗi phần ăn riêng biệt cho mỗi người. Dù là cùng ngồi ăn với nhau trong một bàn, nhưng phần ai nấy ăn, không đụng chạm với nhau.

Người Việt và đa phần các quốc gia châu Á khác, có thói quen ăn chung với nhau những đĩa thức ăn trên bàn. Mỗi thói quen khác nhau có ưu khuyết điểm khác nhau.

vendredi 24 novembre 2023

Nickie Tran - Du lịch Đài Loan, nghĩ về chữ Quốc Ngữ

Trong tất cả các nước đã từng đặt chân đến thì tôi thích Đài Loan nhứt. Một đất nước mà món ăn thì ngon và phong phú, phong cảnh thì đẹp như bồng lai tiên cảnh. Lên núi nhìn xuống thấy biển, và dưới biển nhìn lên thấy núi.

Nhìn bằng góc độ đầu bếp tham ăn thì tôi thích món ăn đường phố của Đài hơn tất cả mọi nước, tính luôn cả nước Việt.

Streetfood của họ vừa cầu kỳ vừa đơn giản. Vừa truyền thống vừa hiện đại. Túm lại là họ hoàn toàn có thể là một ngôi sao sáng trong làng du lịch Châu Á. Tuy nhiên khách du lịch người Âu Mỹ lại ít hiện diện ở đây. Tôi cứ luôn tự hỏi tại sao họ lại không ngập tràn khách du lịch, với nền tảng văn hóa rất vững chắc và nhiều món ăn đường phố phong phú như họ.

mercredi 22 novembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Ẩm thực người Hoa ở Chợ Lớn có giống ẩm thực Hồng Kông ?

 

Người Sài Gòn trước giờ hay có câu “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn” để nói về những món đồ giả đồ nhái dán mác “made in Hồng Kông” nhưng lại được sản xuất tại ... một cơ sở nào đó của người Hoa ở Chợ Lớn. 

Lúc tôi còn nhỏ, ngay sát nhà nội tôi trên đường Nguyễn Chí Thanh quận 11 là một tiệm hớt tóc nam tên là ... Hồng Kông lúc nào cũng đắt khách. Cứ tới dịp Tết, tiệm hớt tóc Hồng Kông lại mướn đội lân về múa để khai trương với đủ các màn leo mai hoa thung, giỡn pháo, giật bắp cải treo trên cao… rất náo nhiệt. Vì thế trong ký ức của tôi “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn” luôn gắn liền với hình ảnh của tiệm hớt tóc Hồng Kông kế bên nhà.

Sau này khi phim xã hội đen Hồng Kông và phim truyền hình TVB làm mưa làm gió ở Việt Nam, tôi lại càng thấy Hồng Kông rất giống Chợ Lớn đến mức trong suốt những năm sống ở Mỹ, tôi thường lên YouTube để xem lại những phim Hồng Kông thập niên 90 nói tiếng Quảng Đông, để cảm thấy sự thân quen của những năm tháng thơ ấu khi còn sống ở Chợ Lớn.